Danh mục

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 5) - Trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.83 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ‘Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 5) - Trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc’ dưới đây giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 5) - Trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc Trang 1/4 - Mã đề: 132 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 5, NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LÊ XOAY MÔN: LỊCH SỬ; LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Mã đề: 132 Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứhai diễn ra trong bối cảnh thế giới nào sau đây? A. Có sự lãnh đạo của các chính đảng vô sản. B. Mĩ đã từ bỏ chiến lược toàn cầu. C. Sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. D. Các nước phát xít bị tiêu diệt. Câu 2. Năm 1927, tổ chức cách mạng nào sau đây được thành lập ở Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 3. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975), Mĩ bắt đầu sử dụng chiến lược quânsự mới tìm diệt trong chiến lược chiến tranh nào sau đây? A. Việt Nam hóa chiến tranh. B. Chiến tranh đơn phương. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Chiến tranh cục bộ. Câu 4. Trong giai đoạn 1952-1973, Nhật Bản có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô. B. Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh. C. Đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế. D. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 5. Nội dung nào sau đây là khó khăn chung của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? A. Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. B. Biên giới Việt - Trung bị quân Pháp khóa chặt. C. Bộ đội chủ lực của ta chưa trưởng thành. D. Hành lang Đông - Tây bị quân Pháp án ngữ. Câu 6. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh (1941-1945)? A. Phối hợp với lực lượng quân Đồng minh cùng tham gia giành chính quyền. B. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính quyền. C. Góp phần xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng nhân dân đấu tranh. D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 7. Thắng lợi nào sau đây mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nướccủa nhân dân Việt Nam? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). B. Hiệp định Pari về Việt Nam (1973). C. Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954). Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ởcác nước châu Phi là A. chống lại sự can thiệp của đế quốc Mĩ. B. chống chủ nghĩa thực dân cũ. C. lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ. D. lật đổ chế độ phong kiến phản động. Câu 9. Điểm chung của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch TâyNguyên (3-1975) là tiến công vào A. các nơi tập trung lực lượng chính của địch. Trang 2/4 - Mã đề: 132 B. những vị trí quan trọng nhưng địch yếu. C. những nơi có cơ quan đầu não của địch. D. một số nơi nơi hiểm trở, địch không thể tiếp viện. Câu 10. Sự ra đời của tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Ngân hàng thế giới (WB). B. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava. D. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Câu 11. Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc khángchiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi A. tuyệt đối an toàn, đối phương không thể bao vây, tấn công. B. tiếp nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. C. tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới. D. đứng chân an toàn của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương. Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cáchmạng Thanh niên (1925-1929) đối với cách mạng Việt Nam? A. Chấm dứt khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng. B. Đề ra và hoàn chỉnh đường lối đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. C. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản. D. Lôi kéo lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Câu 13. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) được kí kết giữa Mĩvà Liên Xô (1972) là biểu hiện của xu thế nào sau đây? A. Liên kết khu vực. B. Đối đầu Đông - Tây. C. Toàn cầu hóa. ...

Tài liệu được xem nhiều: