Danh mục

Đề thi lý thuyết môn Trồng nấm có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2)

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 91.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi lý thuyết môn Trồng nấm có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2)’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi lý thuyết môn Trồng nấm có đáp án - Trường Trung cấp nghề Bắc Quang (Đề số 2) SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Trồng nấm Mã môn học : MH 24 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày giá trị và đặc tính sinh thái của nấm Rơm? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật đục lỗ trên gỗ và cấy giống Mộc nhĩ trên gỗ? Câu 3: (5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật xử lý, ủ nguyên liệu; đóng bịch, cấy giống; ươm sợi; treo bịch và rạch bịch trồng nấm Sò? Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 02 Môn thi : Trồng nấm Mã môn học : MH 24 Khóa/Lớp : LS_KII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 PhútSTT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày giá trị và đặc tính sinh thái của 2 điểm nấm Rơm? Đáp án Giá trị và đặc tính sinh thái của nấm Linh chi: Giá trị dinh dưỡng 0,5 điểm Nấm Rơm được coi là một loại rau sạch cao cấp, có hàm lượng Vitamin và chất khoáng rất cao, được so sánh với nhiều loại thực phẩm khác như: Thịt, cá, trứng gà.... Giá trị kinh tế 0,5 điểm Nấm Rơm là sản phẩm hàng hoá, không chỉ mua bán ở thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu ra nước ngoài như: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan... Đặc tính sinh thái của nấm Rơm 1,0 điểm - Nhiệt độ thích hợp cho nấm Rơm phát triển là từ 25 - 32 0C . Hiện nay, có 2 chủng loại nấm Rơm: + Xám trắng (V2) ưa nhiệt độ thấp (mùa thu và đông). + Xám đen (Vt) ưa nhiệt độ cao (mùa hè). - Độ ẩm: + Độ ẩm của rơm từ 65 - 70%. + Độ ẩm của môi trường là từ 85 - 90%. - Ánh sáng: + Thời kỳ ươm sợi: Nấm Rơm không cần ánh sáng. + Thời kỳ quả thể: Nấm Rơm cần ánh sáng khuếch tán. - Độ pH = 7 (trung tính). - Độ thông thoáng: Vừa phải, tránh gió lùa. - Thời vụ nuôi trồng nấm Rơm: + Đối với miền Bắc: Từ tháng 5 đến tháng 10. + Đối với miền Nam có thể nuôi trồng được quanh năm 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày kỹ thuật đục lỗ và cấy giống 3 điểm Mộc nhĩ trên gỗ? Đáp án Kỹ thật đục lỗ trên gỗ và cấy giống Mộc nhĩ: Chuẩn bị 1,0 điểm - Dụng cụ đục lỗ: Búa chuyên dùng, có mũi khoan đường kính từ: 1,5 – 2,0cm, chiều dài 2,0 - 2,5cm. - Nguyên vật liệu: Xi măng hoặc đất sét, rơm hoặc vật mềm, nilon hoặc bao tải đay. - Giống Mộc nhĩ: + Cần chuẩn bị 2,5 – 3,0kg giống/1m3 gỗ. + Giống nấm tốt là giống có màu trắng đồng nhất từ trên xuống đáy bao bì đựng, có mùi thơm dễ chịu. Không dùng giống có màu xanh, màu đen hay vàng. + Giống nấm cần được bảo quản ở nhiệt độ 15 - 20 0C, thời gian từ 15 - 20 ngày. Đục lỗ 1,0 điểm - Gỗ được đặt lên 1 lớp rơm rạ hoặc một vật mềm để đục lỗ, tránh bóc vỏ và đục lỗ đảm bảo các yêu cầu sau: - Đường kính lỗ đục 1,5 – 2,0 cm. - Chiều sâu của lỗ đục (qua lớp vỏ) 1,5 - 2,0 cm. - Khoảng cách các lỗ đục trên 1 hàng 8 - 10 cm. - Khoảng cách giữa các hàng lỗ 7 - 9 cm. - Lỗ đục đầu tiên cách đầu khúc gỗ 3 - 5 cm. - Các lỗ đục của các hàng so le nhau. - Lỗ đục phải vuông góc với tâm gỗ. - Thu nhặt phoi gỗ dùng để đậy lên miệng lỗ sau khi cấy giống. - Dùng dao cắt phoi theo thớ gỗ, mỏng từ 0,3 - 0,5 cm. Cấy giống 1,0 điểm - Sau khi đục lỗ xong từng khúc gỗ, phải cấy giống ngay vào các lỗ đục. - Lượng giống cấy: 5 - 6 bịch giống/1m 3 gỗ, mỗi bịch 0,3 - 0,4kg (mỗi lỗ cho lượng giống bằng 2 - 3 hạt ngô). Cho giống đầy từ 2/3 đến ...

Tài liệu được xem nhiều: