Danh mục

Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 2)

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 76.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo ‘Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 2)’ dành cho các bạn sinh viên tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi lý thuyết môn Vi nhân giống có đáp án - Trường TCDTNT-GDTX Bắc Quang (Đề số 2) SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đề số: 02 Môn thi : Vi nhân giống Mã môn học : MH 15 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày khái niệm vi nhân giống? Phân tích cơ sở khoa học của hình thức nhân giống bằng mô chuyên hóa? Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày trình tự các bước nuôi cấy cây khởi đầu? Câu 3: (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu nội dung phương pháp nhân giống bằng tái sinh chồi trực tiếp từ mô và cơ quan tách rời? Câu 4: (2 điểm) Anh (chị) hãy cho biết tác dụng của Cytokinin và Gibberellin? Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 02 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN ( Ký và ghi rõ họ tên ) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT Đáp án đề số: 02 Môn thi : Vi nhân giống Mã môn học : MH15 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM 1 Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm vi nhân giống? Phân 3,0 tích cơ sở khoa học của hình thức nhân giống bằng mô chuyên hóa? Đáp án Khái niệm vi nhân giống 0,75 Nhân giống in vitro hay vi nhân giống (Micropropagation) là phương pháp sử dụng sự phát triển nhân tạo để nhân các mô nuôi cấy (mô phân sinh, đỉnh sinh trưởng hoặc cơ quan sinh dưỡng của cây) trở thành cây hoàn chỉnh. Kết quả của phương pháp này là tạo ra dòng vô tính một loài cây mong muốn với số lượng lớn các cá thể. Cơ sở khoa học của hình thức nhân giống bằng mô chuyên hóa a, Tính toàn năng của tế bào 0,5 - Tế bào bất kỳ của cơ thể sinh vật nào cũng đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền (ADN) cần thiết và đủ của cả sinh vật đó. Khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. - Tính toàn năng của tế bào chính là cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy mô - tế bào thực vật. b, Sự trẻ hóa 0,5 - Nuôi cấy các bộ phận non trẻ sẽ ra chồi, ra rễ tốt hơn các bộ phận trưởng thành. Vì vậy việc trẻ hóa là một biện pháp quan trọng nhất trong nhân giống sinh dưỡng. - Quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy thực vật in vitro thực chất là kết quả phân hóa và phản phân hóa tế bào. c, Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào Sự phân hóa tế bào: 0,5 - Cơ thể thực vật trưởng thành là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau, trong đó có nhiều loại tế bào khác nhau thực hiện các chức năng cụ thể khác nhau. Tuy nhiên tất cả các loại tế bào đó đều bắt nguồn từ tế bào phôi sinh. - Phân hóa tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào của mô chuyển hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau. - Quá trình phân hóa tế bào: Tế bào phôi sinh → Tế bào giãn → Tế bào phân hóa chức năng Sự phản phân hóa tế bào 0,75 - Tế bào phân hóa thành mô chức năng không hoàn toàn mất khả năng phân chia của mình. Trong trường hợp cần thiết, điều kiện thích hợp, chúng lại có thể trở về dạng tế bào phôi sinh và lại phân chia mạnh mẽ (sự phản phân hóa tế bào). - Trong nuôi cấy mô - tế bào thực vật, mẫu mô nuôi cấy là các tế bào đã phân hóa chức năng sẽ bị phản phân hóa (phản biệt hóa) tạo thành các tế bào mô sẹo ...

Tài liệu được xem nhiều: