Câu I (2,0 điểm): Đặc trưng của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng đó được biểu hiện rõ nhất và trước hết ở thành phần khí hậu. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta. Câu II (3,0 điểm): Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngành năng lượng là một ngành quan trọng, được Nhà nước quan tâm. Anh (chị) hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực. Câu III...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phútI. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 ĐIỂM)Câu I (2,0 điểm): Đặc trưng của thiên nhiên nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc trưng đóđược biểu hiện rõ nhất và trước hết ở thành phần khí hậu. Anh (chị) hãy phân tích nguyên nhân và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùanước ta.Câu II (3,0 điểm): Trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngành năng lượng là mộtngành quan trọng, được Nhà nước quan tâm. Anh (chị) hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp điện lực.Câu III (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn người) Chia ra Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1990 66016,7 12880,3 53136,4 1993 69644,5 13961,2 55683,3 1995 71995,5 14938,1 57057,4 1998 75456,3 17464,6 57991,7 2000 77635,4 18771,9 58863,5 2002 79727,4 20022,1 59705,3 2005 83106,3 22336,8 60769,5 2007 85154,9 23370,0 61784,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Qua bảng số liệu trên, anh (chị) hãy:1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thịvà nông thôn từ 1990 – 2007.2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó.II. PHẦN RIÊNG (2,0 ĐIỂM) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b).Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm): Bắc Trung Bộ là vùng có nền kinh tế đang phát triển, việc hình thành cơ cấu kinh tếở đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Anh (chị) hãy trình bày vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạtầng giao thông vận tải của Bắc Trung Bộ.Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm): Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta. Anh (chị) hãy giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớnnhất nước ta? Thí sinh không được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2011 MÔN THI: ĐỊA LÍCâu Ý Nội dung Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 8,0 I Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 2,0 a. Tính chất nhiệt đới: - Nguyên nhân: Vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, trong một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 0,25 - Biểu hiện: + Tổng xạ lớn: trên 120 Kcl/cm2/năm. + Cân bằng bức xạ: quanh năm luôn dương (trên 80 kcl/cm2/năm). + Nhiệt độ trung bình: trên 200C. + Tổng nhiệt độ hoạt động: 8000 – 90000C. + Tổng số giờ nắng: 1400 – 3000 h/năm. 0,25 b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Nguyên nhân: Nước ta nằm cạnh Biển Đông – một biển kín và ấm, làm biến tính các luồng gió qua biển vào đất liền. 0,25 - Biểu hiện: + Lượng mưa trung bình năm: 1500 – 2000mm, ở sườn núi đón gió lượng mưa lên đến 3500 – 4000mm. + Độ ẩm cao: trên 80%. Cân bằng ẩm luôn luôn dương. 0,25 c. Gió mùa: - Nguyên nhân: + Nước ta nằm ở khu vực gió mùa Châu Á, hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. + Do nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên Tín phong (Tm) hoạt động quanh năm, tuy nhiên do gió mùa đã lấn át Tín phong, nên Tm chỉ mạnh lên vào xuân, thu. 0,25 - Biểu hiện: + Gió mùa mùa đông: * Từ tháng XI – IV, miền Bắc chịu ảnh hưởng của NPc theo hướng đông Bắc: nửa đầu mùa đông: thời tiết lạnh khô; nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. * Khi di chuyển xuống phía Nam, NPc suy yếu dần, bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Bạch Mã trở vào, Tm cùng hướng đông Bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi gây mưa cho ven biển Trung Bộ, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 0,25 + Gió mùa mùa hạ: * Từ tháng V – X, với 2 luồng gió cùng hướng tây nam vào Việt Nam. * Đầu hạ: TBg vào Việt Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua Trường Sơn TBg trở nên khô nóng tác động tới ven biển Trung Bộ và Nam Tây Bắc (gió Lào). * Giữa và cuối hạ: Em gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, Em chuyển hưởng đông nam vào Bắc Bộ. * Hoạt động của gió mùa Tây Nam và CIT (dải hội tụ nhiệt đới) là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc. 0,25 - Sự phân mùa khí hậu: + Miền Bắc: mùa đô ...