Danh mục

Đề thi thử ĐH lần 2 Ngữ văn khối C, D (2013-2014) - THPT chuyên Lê Quý Đôn (Kèm Đ.án)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.93 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để chuẩn bị hành trang bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới, nhằm củng cố và trau dồi kiến thức về môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi thử Đại học lần 2 môn Ngữ văn năm 2014 của sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử ĐH lần 2 Ngữ văn khối C, D (2013-2014) - THPT chuyên Lê Quý Đôn (Kèm Đ.án) SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ 2Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Năm học 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn , khối C + D ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 180 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀII. Phần bắt buộc (dành cho tất cả các thí sinh)Câu 1 (2 điểm) Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từđiểm nhìn của nhân vật nào ? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyệnvà khắc họa tính cách nhân vật ?Câu 2 (3 điểm) Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 600 từ) bàn về tính “hiếu thắng”.II. Phần tự chọn (Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b)Câu 3a (5 điểm) “ Sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường có vẻ đẹp vừa đa dạng vừathống nhất”. Phân tích hình tượng con sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” để làm sángtỏ ý kiến trên.Câu 3b (5 điểm) “Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểuđạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng ấy có nhiều nét mới”. Phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ nhận định trên: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ước ao, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhững em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi”Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâuÔi những dòng sông bắt nước từ lâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12) ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C+D LẦN THỨ 2 MÔN NGỮ VĂNCâu Ý Nội dung Điểm1 Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào ? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật − Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt- một chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường. − Dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh), khi gián đoạn ( lúc ngất đ). − Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn ; kết cấu truyện linh hoạt, tự nhiên : có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. . . − Mỗi lần Việt hồi tưởng , một số sự kiện được chắp nối và các thành viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời bản thân nhân vật cũng thể hiện rõ bản lĩnh, tính cách của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.2 Viết bài văn nghị luận khoảng 600 bàn về “tính hiếu thắng” ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: