Thông tin tài liệu:
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Phạm Văn Đồng để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Phạm Văn Đồng SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰCTRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG NĂM HỌC 2019-2020 (Đề thi có 40 câu) MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 132 Họ, tên thí sinh:................................................................................................................................. Số báo danh: ..................................................................................................................................... Câu 1: Ý nào dưới đây không thể hiện trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930? A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. C. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. D. Lực lượng để đánh đuổi phong kiến và đế quốc là công nhân, nông dân và tiểu tư sản. Câu 2: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị Đảng Cộng sản Đông Dương là A. xác định hai nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến. B. xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là tiến hành cách mạng ruộng đất. C. xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là công nhân. D. xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân và tiểu tư sản. Câu 3: Năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành những tổ chức cộng sản nào? A. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng. B. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn. C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn. Câu 4: Thời cơ “ngàn năm có một” của cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 5: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân? A. Brunay. B. Malaixia. C. Xingapore. D. Thái Lan. Câu 6: Điều khoản nào của Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 có giá trị thực tiễn to lớn, làm cho tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta? A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. B. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam. C. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. D. Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam. Câu 7: Quan điểm đổi mới của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI là gì? A. Đổi mới về kinh tế. B. Đổi mới về toàn diện và liên tục. Trang 1/5 - Mã đề thi 132 C. Đổi mới về kinh tế và chính trị. D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.Câu 8: Điểm khác biệt trong quá trình đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với lớpngười đi trước là Người A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nuớc. C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.Câu 9: Phương pháp đấu tranh cách mạng nước ta thời kì 1936- 1939 là sự kết hợp A. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. B. hợp pháp, bất hợp pháp và đấu tranh chính trị. C. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. D. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang.Câu 10: Nét nổi bật nhất trong quan hệ giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa từđầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Xuất hiện xu hướng hòa hoãn giữa hai phe. B. Diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô – Mĩ. C. Nhiều hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược được kí kết. D. Các nước hạn chế cuộc chạy đua vũ trang ...