Danh mục

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Chu Văn An

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.97 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Chu Văn An dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - THPT Chu Văn An SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIATRƯỜNG THCS & THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2019- 2020 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 02 trang PHẦN I:ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Theo thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên trong đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Mỗi thành viên trong gia đình là một người riêng lẻ, họ có thế giới riêng nhưng thế giới riêng đó nếu không có sự kết nối với nhau thì họ sẽ như những người xa lạ ngoài xã hội. Từ đó dẫn đến chuyện họ là những người sống chung một ngôi nhà chứ không phải là một gia đình. Nếu không có bữa cơm, ít thấu hiểu nhau, dây liên kết lỏng ra, dễ bị đứt”. Còn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục thành phố Hà Nội, thì cho rằng “bữa cơm gia đình là hình ảnh biểu trưng của hơi ấm gia đình, là nơi để chia sẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta ngồi ăn với nhau một bữa cơm. Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”. Nói bữa cơm gia đình thực ra không chỉ nói về bữa cơm. Đằng sau sự thưa hiếm dần, thậm chí sự thiếu vắng hẳn bữa cơm gia đình là sự chăng kéo của các lực hút khác nhau đối với từng thành viên trong gia đình,là sự rạn vỡ của gia đình - tế bào của xã hội, một thiết chế thiết yếu cho sự ổn định xã hội và trao truyền đạo đức xã hội. (Theo: Thời báo kinh tế Sài Gòn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu quan niệm như thế nào về bữa ăn gia đình? Câu 3: Hình ảnh bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau có ý nghĩa gì? Câu 4: Anh/Chị hiểu thế nào về thông điệp Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”?PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1:(2.0 điểm)Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân vềthông điệp Đằng sau sự thiếu vắng bữa cơm gia đình(...) là sự rạn vỡ của giađình.Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau: “Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.” (Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008) “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái” (Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008) -------------------- HẾT -------------------- SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIATRƯỜNG THCS &THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2019-2020 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Môn: NGỮ VĂN 12Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trênlà: Nghị luận. 0,5 2 Theo thạc sĩ tâm lí Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì bữa ăn gia đình chính 0,5 là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên trong đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 3 - Hình ảnh bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong 1,0 gia đình lại với nhau có ý nghĩa: + Đây là hình ảnh chỉ vai trò của bữa cơm gia đình. Nó giúp các thành viên có dịp gần gũi, chia sẻ, trao đổi tâm tư, tình cảm. Từ đó, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên mật thiết, gắn bó hơn. + Qua hình ảnh này, người viết muốn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: