Danh mục

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)" được biên soạn giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập Ngữ văn một cách thuận lợi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2020 - Trường THPT Hoàng Mai (Đề chính thức)SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long) Câu 1: Lời tâm sự của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói với ai? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản. Câu 2: Đoạn văn trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó. Câu 3: Tại sao khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật? Em hiểu dụng ý của tác giả như thế nào khi không đặt tên cho nhân vật? Câu 4: Từ những hiểu biết về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) theo cách lập luận quy nạp, làm rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật mà em đã xác định ở câu 1. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu ghép (Gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II (4 điểm): Một văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có viết: “Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn có nhắc tới “một biện pháp” mà con người đã rất tự hào vì phát minh ra nó, hãy cho biết đó là “biện pháp” gì? Tác giả có thái độ như thế nào với phát minh đó? Vì sao tác giả lại có thái độ như vậy? Câu 3: Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với cuộc sống hòa bình hôm nay. --------------HẾT------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÔN THI: NGỮ VĂN (Đáp án - thang điểm có 03 trang) Phần I Đáp án Thang điểm - Học sinh xác định đúng: đó là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ. 0,25 điểm - Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1970, là kết quả chuyến I.1 đi thực tế Lào Cai của Nguyễn Thành Long trong thời kỳ 0,5 điểm miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam kháng chiến chống Mỹ. - Hình thức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại. 0,25 điểm I.2 - Dấu hiệu nhận biết về hình thức: có dấu gạch ngang đầu 0,5 điểm dòng, đánh dấu một lời nói. - Khi đọc xong truyện, ta vẫn không biết tên riêng của nhân vật mà chỉ phân biệt được công việc, nghề nghiệp, 0,5 điểm độ tuổi, giới tính của họ như: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư,… vì tác giả muốn đề cập tới tất cả những con người I.3 đang âm thầm tận hiến cho dân tộc. - Dụng ý của tác giả khi không đặt tên riêng cho từng nhân vật: Tác giả muốn ngợi ca những con người âm 0,5 điểm thầm lặng lẽ, tự giác ...

Tài liệu được xem nhiều: