Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 194.05 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội là tài liệu luyện thi lớp 10 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 9. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà NộiPhần ICâu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948. Tác phẩm này được in trong tập “Đầusúng trăng treo” của Chính Hữu.Câu 2:1. Về hình thức- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.- Hình thức lập luận: tổng – phân – hợp.- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép lặp để liên kết và câughép (gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnCơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 câu thơ đầu bàithơ Đồng chí.b. Triển khai vấn đề- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ tương đồng về cảnh ngộ xuất thân. Thành ngữ “nướcmặn đồng chua” – vùng chiêm trũng ngập mặn và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” – vùngtrung du khô cằn – cho thấy họ đều là những người nông dân xuất thân từ những vùngquê lam lũ, nghèo khó.- Tình đồng chí nảy sinh giữa những người lính chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiếnđấu:+ Trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, tình yêu quê hương thôi thúc họ cầm súngchiến đấu, chẳng hẹn mà cùng đứng chung một chiến hào.+ Quá trình hình thành tình đồng chí diễn ra tự nhiên, những người lính từ “đôi người xalạ” đến từ mọi vùng quê khác nhau gắn kết thành tình tri kỉ.+ Các hình ảnh sóng đôi “súng”, “đầu” kết hợp với điệp ngữ “bên” gợi sự đồng hành, gắnkết trong nhiệm vụ, xóa đi khoảng cách vùng miền giữa những người lính.- Tình đồng chí bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ vui buồn, gian lao của cuộc khángchiến chống Pháp:+ “Chung chăn” trong “đêm rét” là chung khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính,chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh và gắn kết bên nhau.+ Từ “đôi người xa lạ”, những người chiến sĩ trở thành “đôi tri kỉ”, cùng nếm trải, sẻ chianhững vui buồn của cuộc đời người lính đến thấu hiểu nhau sâu sắc.- Dòng thơ “Đồng chí!” là dòng thơ đặc biệt bởi chỉ có 2 tiếng và dấu chấm than nhưnglại là một trong những câu quan trọng bậc nhất, là linh hồn của cả bài thơ:+ Lời thơ cất lên trong niềm xúc động lắng sâu, tựa như một nốt nhấn trong một bản nhạctâm tình của người lính.+ Tiếng gọi “đồng chí” vang lên như một khám phá, một nhận thức, một lời khẳng địnhgiản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, tự hào về tình đồng chí – tình cảm cách mạngmới mẻ trong cách mạng, tình bạn, tình đồng đội, tình người trong chiến tranh.+ Câu thơ như một cái bản lề khép mở, gắn kết hai ý thơ: cơ sở của tình đồng chí (đoạn1) và biểu hiện của tình đồng chí (đoạn 2).- Nghệ thuật: Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, kết cấu sóng đôi và mạch thơ vận động từcác hình ảnh riêng rẽ đến hòa hợp, thống nhất, Chính Hữu đã lí giải cơ sở của tình đồngchí giản dị mà xúc động, thiêng liêng.Câu 3: Hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” giúp người đọc cảm nhận được tìnhđồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính:- Họ đoàn kết gắn bó, “kề vai sát cánh” trước trận chiến.- Họ truyền trao hơi ấm, làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên khókhăn, nguy hiểm.- Họ bình tĩnh, tự tin, chủ động đón đánh địch.Phần IICâu 1: Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đô la nhưng “tìm ra chỗđể vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đô la vì:- Việc “vạch một đường thẳng” là việc mà ai cũng có thể làm được, không mất thời gian.- Việc “tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy” là công việc không phải ai cũng làm được.Việc này là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đòi hỏi người làm phải có “tri thức thâmhậu”.Câu 2:1. Về hình thứcBài viết có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngônngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích bài viết có nhữngsáng tạo riêng.2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnVai trò của tri thức đối với việc tạo nên giá trị con người.b. Triển khai vấn đềHọc sinh triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lậpluận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.Học sinh có thể đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với câuhỏi trong đề miễn sao các em lập luận hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý cho mộthướng giải quyết đề bài:* Giải thích- Tri thức: là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội màcon người có được thông qua quá trình trải nghiệm, tích lũy cá nhân hoặc thông qua giáodục.- Giá trị con người: là ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người, là tất cả những điều mỗingười đem đến, tạo ra cho cuộc sống, từ đó khẳng định vị trí của họ.→ Khẳng định vấn đề: Tri thức làm nên giá trị con người.* Bàn luận- Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khókhăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công.- Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà NộiPhần ICâu 1: Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948. Tác phẩm này được in trong tập “Đầusúng trăng treo” của Chính Hữu.Câu 2:1. Về hình thức- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.- Hình thức lập luận: tổng – phân – hợp.- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép lặp để liên kết và câughép (gạch chân, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnCơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 câu thơ đầu bàithơ Đồng chí.b. Triển khai vấn đề- Tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ tương đồng về cảnh ngộ xuất thân. Thành ngữ “nướcmặn đồng chua” – vùng chiêm trũng ngập mặn và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” – vùngtrung du khô cằn – cho thấy họ đều là những người nông dân xuất thân từ những vùngquê lam lũ, nghèo khó.- Tình đồng chí nảy sinh giữa những người lính chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiếnđấu:+ Trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm, tình yêu quê hương thôi thúc họ cầm súngchiến đấu, chẳng hẹn mà cùng đứng chung một chiến hào.+ Quá trình hình thành tình đồng chí diễn ra tự nhiên, những người lính từ “đôi người xalạ” đến từ mọi vùng quê khác nhau gắn kết thành tình tri kỉ.+ Các hình ảnh sóng đôi “súng”, “đầu” kết hợp với điệp ngữ “bên” gợi sự đồng hành, gắnkết trong nhiệm vụ, xóa đi khoảng cách vùng miền giữa những người lính.- Tình đồng chí bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ vui buồn, gian lao của cuộc khángchiến chống Pháp:+ “Chung chăn” trong “đêm rét” là chung khó khăn, khắc nghiệt của cuộc đời người lính,chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh và gắn kết bên nhau.+ Từ “đôi người xa lạ”, những người chiến sĩ trở thành “đôi tri kỉ”, cùng nếm trải, sẻ chianhững vui buồn của cuộc đời người lính đến thấu hiểu nhau sâu sắc.- Dòng thơ “Đồng chí!” là dòng thơ đặc biệt bởi chỉ có 2 tiếng và dấu chấm than nhưnglại là một trong những câu quan trọng bậc nhất, là linh hồn của cả bài thơ:+ Lời thơ cất lên trong niềm xúc động lắng sâu, tựa như một nốt nhấn trong một bản nhạctâm tình của người lính.+ Tiếng gọi “đồng chí” vang lên như một khám phá, một nhận thức, một lời khẳng địnhgiản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng, tự hào về tình đồng chí – tình cảm cách mạngmới mẻ trong cách mạng, tình bạn, tình đồng đội, tình người trong chiến tranh.+ Câu thơ như một cái bản lề khép mở, gắn kết hai ý thơ: cơ sở của tình đồng chí (đoạn1) và biểu hiện của tình đồng chí (đoạn 2).- Nghệ thuật: Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, kết cấu sóng đôi và mạch thơ vận động từcác hình ảnh riêng rẽ đến hòa hợp, thống nhất, Chính Hữu đã lí giải cơ sở của tình đồngchí giản dị mà xúc động, thiêng liêng.Câu 3: Hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” giúp người đọc cảm nhận được tìnhđồng chí, đồng đội sâu nặng của những người lính:- Họ đoàn kết gắn bó, “kề vai sát cánh” trước trận chiến.- Họ truyền trao hơi ấm, làm điểm tựa tinh thần cho nhau, giúp nhau vượt lên trên khókhăn, nguy hiểm.- Họ bình tĩnh, tự tin, chủ động đón đánh địch.Phần IICâu 1: Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đô la nhưng “tìm ra chỗđể vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đô la vì:- Việc “vạch một đường thẳng” là việc mà ai cũng có thể làm được, không mất thời gian.- Việc “tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy” là công việc không phải ai cũng làm được.Việc này là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, đòi hỏi người làm phải có “tri thức thâmhậu”.Câu 2:1. Về hình thứcBài viết có dung lượng khoảng 2/3 trang giấy, đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp, ngônngữ diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích bài viết có nhữngsáng tạo riêng.2. Về nội dunga. Xác định vấn đề cần nghị luậnVai trò của tri thức đối với việc tạo nên giá trị con người.b. Triển khai vấn đềHọc sinh triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lậpluận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.Học sinh có thể đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với câuhỏi trong đề miễn sao các em lập luận hợp lí, thuyết phục. Sau đây là gợi ý cho mộthướng giải quyết đề bài:* Giải thích- Tri thức: là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội màcon người có được thông qua quá trình trải nghiệm, tích lũy cá nhân hoặc thông qua giáodục.- Giá trị con người: là ý nghĩa sự tồn tại của mỗi con người, là tất cả những điều mỗingười đem đến, tạo ra cho cuộc sống, từ đó khẳng định vị trí của họ.→ Khẳng định vấn đề: Tri thức làm nên giá trị con người.* Bàn luận- Tri thức giúp con người có hiểu biết phong phú, sâu rộng, có khả năng vận dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy để làm chủ hoàn cảnh, giải quyết những vấn đề khókhăn trong cuộc sống, từ đó đạt đến thành công.- Tri thức rèn cho con người những đức tính phẩm chất đạo đức tốt như kiên trì, bền b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đề thi vào lớp 10 Đề thi vào lớp 10 năm 2021 Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 Hà Nội Bài thơ Đồng chí Nghị luận xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị luận về câu nói: 'Hãy cho tôi một điểm tựa. Tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên'
3 trang 1229 0 0 -
5 trang 701 5 0
-
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
8 trang 488 0 0 -
Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ
3 trang 410 4 0 -
7 trang 352 0 0
-
3 trang 237 1 0
-
Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh
8 trang 220 0 0 -
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 trang 215 0 0 -
Nghị luận xã hội về ước mơ và khát vọng
12 trang 213 0 0 -
3 trang 199 1 0