Vào lớp một là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi trẻ. Đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như Vào lớp một là bước ngoặt lớn của cuộc đời trẻ. tinh thần, trẻ phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi phải làm việc thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài và nhiều tiết trong ngày. Làm sao
để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này là điều không dễ dàng với các phụ huynh Không máy móc khi mua sắm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để trẻ tự tin bước vào lớp một
Để trẻ tự tin bước vào
lớp một
Vào lớp một là một
bước ngoặt lớn trong
cuộc đời của mỗi trẻ.
Đang từ cuộc sống
khá thoải mái về mặt
thời gian cũng như
Vào lớp một là bước ngoặt
tinh thần, trẻ phải
lớn của cuộc đời trẻ.
chuyển qua một môi
trường đòi hỏi phải
làm việc thực sự, phải tập trung chú ý trong cả
một tiết học dài và nhiều tiết trong ngày. Làm sao
để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này là điều không
dễ dàng với các phụ huynh
Không máy móc khi mua sắm
Theo ThS Phạm Thành Nhân, giảng viên khoa giáo dục
mầm non, đại học Sư phạm TP.HCM, phụ huynh không
nên cho trẻ học viết trước khi vào lớp 1. Bởi việc học trước
sẽ làm các cô giáo dạy lớp một khó uốn nắn cho trẻ viết
theo đúng mẫu chữ quy định, “thực tế cho thấy những phụ
huynh cho con học viết chữ trước khi vào lớp một, việc học
của các em rất vất vả. Cô giáo lúc này phải uốn lại từ cách
cầm bút, cho đến tư thế ngồi, rồi các nét chữ đưa như thế
nào cho đúng quy trình. Nếu không thực hiện đúng quy
trình viết chữ, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tập viết”,
ông Nhân nói. Cũng theo ông Nhân, khi vào học lớp một,
khởi điểm của chương trình là trẻ không biết đọc, biết viết.
Vì vậy phụ huynh không nên lo lắng trẻ theo không kịp bạn
vì cô giáo sẽ dạy cho tất cả các cháu từ những nét chữ đầu
tiên. Tập viết các nét cơ bản rồi mới đến các chữ, chứ
không phải khi vào lớp một các cháu biết viết chữ rồi thì cô
không dạy nữa.
Khi mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, phụ huynh không
nên quá máy móc mua trước để an tâm. Với tập vở, nên
chọn sản phẩm của những thương hiệu có tiếng. Vở chất
lượng thường có trang giấy dày, dòng kẻ sắc nét, giúp trẻ
có điều kiện viết và giữ gìn vở tốt hơn. Các loại vở giấy
mỏng, dòng kẻ mờ, khi viết có thể làm nhoè chữ, chữ
không đẹp, dễ bị quăn, rách… khiến trẻ thấy chán khi sử
dụng. Với những dụng cụ học tập khác, phụ huynh nên đợi
khai giảng, ở mỗi lớp giáo viên sẽ có sự thống nhất với các
phụ huynh về việc mua sắm đồng bộ. Trên thị trường hiện
cũng có nhiều loại sách truyện dành cho lứa tuổi tiểu học
có nội dung hay, phụ huynh nên mua để trẻ đọc thêm. Việc
đọc này không chỉ giúp trẻ có thêm những kiến thức về tự
nhiên, xã hội, mà còn giúp rèn khả năng đọc. “Nếu đã đọc
tốt thì sau này khi tiếp cận đến trình độ, kiến thức cao hơn,
trẻ chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là có thể đọc xong
một vấn đề và hiểu được vấn đề đó”, ông Nhân nói.
Cho trẻ kỹ năng sống tự lập
Bà Đặng Thị Thanh Hoà, chủ tịch hội đồng quản trị, trường
tiểu học – THCS – THPT Đại Việt cho biết trẻ em trong độ
tuổi từ 3 – 7 rất nhạy cảm với các sự thay đổi, đặc biệt thay
đổi về môi trường học. Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non
lên tiểu học là một trong những thay đổi có ảnh hưởng
nhiều nhất đến các em. Ở mẫu giáo, những sinh hoạt của bé
phụ thuộc vào người lớn và môi trường học không khác
biệt nhiều với gia đình. Tuy nhiên khi lên tiểu học, việc học
của các em “chuyên nghiệp” hơn. Các em phải đi đúng giờ,
chịu áp lực điểm số… việc này sẽ làm các em thấy vất vả
và từ đó cảm thấy sợ hãi, buồn chán. “các bậc phụ huynh
cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ ngay từ mùa hè. Tạo thành nếp
quen sinh hoạt cho trẻ như đi ngủ sớm và thức đúng giờ.
Lên thời khoá biểu sinh hoạt cho trẻ hằng ngày. Tạo cảm
giác háo hức cho trẻ, khẳng định trẻ đã là người lớn nên
phải học tập và sống có trách nhiệm”, bà Hoa lưu ý.
Trước ngày khai giảng, trẻ nên cùng bố mẹ đi sắm đồ dùng
học tập, quần áo, mua thêm cả đồ cho em của trẻ, nếu
không có em thì mua đồ cho búp bê chẳng hạn… Cha mẹ
cũng cần giúp trẻ làm quen với ngôi trường mới bằng cách
đưa trẻ đến trường sẽ học lớp một để làm quen, hướng dẫn
cặn kẽ từ việc lên cầu thang, khu nhà vệ sinh, sân chơi, nhà
ăn… Đó là những kỹ năng sống tự lập mà trẻ phải làm
quen.
Lên lớp một, xa cô giáo, bạn bè cũ và gặp toàn người lạ nên
trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian để làm quen. Trong
thời gian này, trẻ sẽ không tránh khỏi những cảm giác hụt
hẫng, vì vậy thầy cô cũng như cha mẹ cần chủ động giúp
trẻ bắt nhịp với môi trường mới, bạn bè mới. Phụ huynh
cũng cần thường xuyên tâm sự để giải toả thắc mắc cũng
như chia sẻ các vấn đề trẻ gặp phải. Trẻ nhỏ thường lo sợ
về những điều sắp diễn ra vì các em chưa có kinh nghiệm
để đối ứng. Khi gặp tình huống gì đó mới, trẻ sẽ băn khoăn
và sẽ đặt nhiều câu hỏi cho người lớn. Phụ huynh nên cố
gắng trả lời những thắc mắc này của trẻ. Song song đó cũng
cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và vui chơi giải trí của trẻ,
“Không ít trường hợp trẻ mất tập trung khi học hoặc không
chịu học. Với những trường hợp như vậy, phụ huynh cần
có sự kết hợp chặt chẽ với thầy cô để theo dõi và có được
giải pháp thích hợp trong việc giúp trẻ hoà nhập vào môi
trường học mới”, bà Hoa gợi ý.
...