Danh mục

Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.34 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế" nhằm xác định các mâu thuẫn cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu các mâu thuẫn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 126, Số 7A, 2017, Tr. 151-160 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Hoàng Sơn1*, Lê Văn Tin1, Đậu Ngọc Hải2 1 Khoa Địa lý-Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Trường THPT Hà Trung, Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Nằm ở vị trí ranh giới của hai miền khí hậu Bắc-Nam, lưu vực sông Hương có tiềm năng nguồn nước thuộc vào loại lớn nhất Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 7,9 tỷ m3 nước tương ứng với lớp dòng chảy 2.306 mm gấp 2,7 lần so với trung bình lãnh thổ nước ta. Trong những năm qua, trên lưu vực sông Hương đã xây dựng nhiều công trình thủy điện, hồ chứa, đập ngăn mặn, giữ ngọt… tạo nhiều thuận lợi trong việc điều tiết nguồn nước phục vụ dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương đã tạo ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn trong nội bộ quản lý, mâu thuẫn về số lượng và mâu thuẫn về chất lượng nước. Bài viết nhằm xác định các mâu thuẫn cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu các mâu thuẫn. Từ khóa: mâu thuẫn, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, lưu vực sông Hương 1 Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương là một vùng rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm một phần rất lớn trong lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng tập trung nhiều tiềm lực kinh tế của tỉnh, với 2.830 km2, chiếm 68 % diện tích tự nhiên, 78 % dân số, đóng góp đến 75-85 % giá trị GDP, gần 90 % giá trị gia tăng công nghiệp và 80-85 % giá trị xuất khẩu… Vùng thượng lưu và vùng trung lưu có nhiều tiềm năng lớn về phát triển các ngành nông nghiệp như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn đồi. Vùng hạ lưu nối với các đầm phá ven biển có thể phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Sông Hương có tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 7,9 tỷ m3-là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân Thừa Thiên Huế. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu nước sử dụng cho các ngành kinh tế ngày càng lớn, sự phân hóa theo mùa của lượng nước, ô nhiễm nước do tác động của các ngành kinh tế, các hoạt động khai thác nguồn nước làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên trên hệ thống sông Hương… đã tạo ra nhiều mâu thuẫn cần được quan tâm giải quyết bằng hệ thống giải pháp phù hợp. 2 Cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá Việc đánh giá tài nguyên nước của vùng nghiên cứu dựa trên số liệu quan trắc, thu thập được trong vùng và các tài liệu đo đạc khảo sát trong các đợt thực địa vào năm 2014, 2015. * Liên hệ: sonkdia06@gmail.com Nhận bài: 9-02-2017; Hoàn thành phản biện: 15-02-2017; Ngày nhận đăng: 21-02-2017 Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 Dữ liệu khí tượng từ 10 trạm đo mưa, trong đó có 3 trạm khí hậu đo các yếu tố khí tượng là: Huế, Nam Đông và A Lưới. Dữ liệu thủy văn từ 8 trạm đo thủy văn trong đó có 5 trạm đo mực nước, lưu lượng, còn lại là đo mực nước (tính đến năm 2015 trên lưu vực chỉ còn lại 1 trạm thủy văn cấp 1 do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, đó là trạm Thượng Nhật trên sông Tả Trạch). Các dữ liệu do chính nhóm tác giả thu thập được trong các đợt khảo sát thực địa tại địa bàn về chất lượng nước sông suối, hồ ao, nước dưới đất, vấn đề khai thác, sử dụng nước... Các phương pháp nghiên cứu giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế là: Phương pháp đánh giá tài nguyên nước; Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phương pháp đối chiếu-so sánh; Phương pháp chuyên gia 3 Nội dung nghiên cứu 3.1 Những thuận lợi trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương Vấn đề quản lý, khai thác các nguồn nước trên lưu vực Có nhiều cơ quan, ban, ngành tham gia quản lý và khai thác nguồn nước lưu vực sông Hương như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Cấp thoát nước, Công ty Khai thác Thuỷ nông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Thừa Thiên Huế. Điều này tạo thuận lợi trong việc quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tí ...

Tài liệu được xem nhiều: