Danh mục

Đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.09 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày hiện trạng hai bên bờ sông Sài Gòn; đánh giá chung về hiện trạng cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn; định hướng quy hoạch hai bên bờ sông sài gòn; sự tương tác giữa phát triển đô thị và yếu tố mặt nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất giải pháp khai thác không gian kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 “ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN DỌC SÔNG SÀI GÒN” ThS.KTS. Phạm Văn Phước (Phó Giám đốc) ThS.KTS Đỗ Nguyên Phong (Trưởng P.QH2) KTS. Võ Tấn Lập (Phó Trưởng P.QH2) ThS.KTS. Nguyễn Bình Dương (Chuyên viên) Viện Quy hoạch Xây dựng I. TỔNG QUAN VỀ SÔNG SÀI GÒN: Sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm (biên giới Việt Nam - Campuchia), với độ cao từ 100- 150m, chảy vào hồ Dầu Tiếng (là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và Thành Phố Hồ Chí Minh), sau đó làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh đến hợp lưu với sông Đồng Nai tại Ngã ba Mũi Đèn Đỏ, sau đó đổ ra sông Nhà Bè. 80 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Khu vực hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn –Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực có mật độ và thành phần dân cư, kinh tế đa dạng. Các sông rạch ở vùng hạ lưu có đặc điểm lòng sông sâu, độ dốc bé. Theo quy hoạch định hướng về nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã xác định nhóm cảng biển Đông Nam bộ gồm 4 cảng biển: cảng TP.HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương. Trong đó, nhóm cảng TP.HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm cảng trên sông Sài Gòn, cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai, cảng trên sông Nhà Bè, cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp. Bên cạnh vai trò quan trọng trong tổng thể khu vực trọng điểm phía Nam, sông Sài Gòn còn có vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong đó có TP.HCM như: giao thông vận tải thủy, cấp nước, thoát nước, phục vụ du lịch, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… II. HIỆN TRẠNG HAI BÊN BỜ SÔNG SÀI GÒN: Sông Sài Gòn chảy qua 10 quận-huyện và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: H. Củ Chi (cửa vào phía Bắc), H. Hóc Môn, Quận 12, Q. Gò Vấp, Q. Bình Thạnh, Q. Thủ Đức, Quận 2, Quận 1, Quận 4, quận 7. Dựa vào hiện trạng, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm...trên khu vực dọc sông Sài Gòn, có thể chia thành 3 phân đoạn: - Phân đoạn I: Từ thượng nguồn đến cầu Phú Cường - Phân đoạn II: từ cầu Phú Cường đến cầu Sài Gòn - Phân đoạn III: từ cầu Sài Gòn đến Mũi Đèn Đỏ II.1. Phân đoạn I: “Từ thượng nguồn sông Sài Gòn đến cầu Phú Long”: Đa phần là vùng đất nông nghiệp (nông thôn Nam bộ) với hệ thống sông ngòi chằn chịt mang nét đặc trưng của miền sông nước, ngoài sông Sài Gòn còn có các kênh, rạch lớn như rạch Tra, rạch Dừa, rạch Bà Bếp... Người dân sinh sống gắn với những làng nghề truyền thống: mây tre lá, bánh tráng,... Vùng đất Củ Chi - Hóc Môn gắn liền với với khái niệm thành đồng bất khuất với các di tích Địa đạo Củ Chi nổi tiếng thế giới (Bến Đình, Bến Dược), 18 thôn vườn trầu (Hóc Môn). Hệ thống giao thông đa dạng gồm: Tỉnh lộ, đường khu vực, nội bộ, nội đồng. Tuy nhiên, do nằm khá xa so với trung tâm Thành phố nên có khá nhiều bất lợi, đặc biệt là việc cung ứng hạ tầng đô thị phục vụ khu vực. 81 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Cầu Phú Cường Cầu Sài Gòn II.2. Phân đoạn II: “Từ cầu Phú Long đến cầu Sài Gòn”: Là khu vực chuyển tiếp giữa vùng đất nông nghiệp với trung tâm thành phố hiện hữu. Hệ sinh thái tự nhiên và phân bổ dân cư cũng bị tác động mạnh của quá trình đô thị hóa. Do đó đặc điểm phân bố dân cư dọc hai bên bờ sông cũng có nét đặc trưng riêng: mật độ dân số đông dân khi tiếp giáp với trung tâm hiện hữu ở phía Nam và thưa dân về phía Bắc (Quận 12). - Phía bờ Tây (bao gồm Huyện Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh): đặc điểm chung cho khu vực này là khu dân cư nông thôn pha thành thị (nhà vườn mật độ thấp) ở huyện Hóc Môn, Quận 12; khu dân cư đô thị ở Quận nội thành (quận Bình Thạnh), được chia thành những đoạn khác nhau như sau: + Đoạn qua phường 13 phía Bắc đường Phạm Văn Đồng đa phần là các dự án nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 (khu vực này trước đây là KCN Bình Hòa). + Đoạn qua phường 13 phía Nam đường Phạm Văn Đồng, phường 26, phường 27 có dân cư hiện hữu khá dày đặc. + Đoạn qua phường 28 (bán đảo Thanh Đa) có một phần là dân cư hiện hữu còn lại là quỹ đất nông nghiệp. Khu vực này được bao bọc xung quanh bởi sông Sài Gòn. Từ mé sông vào khoảng 30m có tuyến đường hiện hữu dọc sông, trong đoạn 30m này có một số vị trí hiện hữu là các điểm dịch vụ dọc sông, còn lại phần bên trong tuyến đường là dân cư, đa số nhà ở cấp 2, cấp 3, mật độ phân bố dân cư khu vực này thấp hơn so với các khu vực khác thuộc Bình Thạnh. Khu vực này thường xuyên bị sạt lỡ. 82 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kê ...

Tài liệu được xem nhiều: