Hiện tượng tảo nở hoa (algal bloom) và đặc biệt là sự bùng nổ tảo độc (harmful algal bloom) xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Tình trạng này đang gây nên những ảnh hưởng to lớn đến một trong những danh lam thắng quan trọng nhất của thành phố Đà Lạt. Hậu quả có thể là những thiệt hại rất lớn không những đến ngành du lịch mà còn đến sức khỏe của cộng đồng người dân thành phố và khách du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất giải pháp ngăn chặn hiện tượng tảo nở hoa ở hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN HIỆN TƯỢNG TẢO NỞ HOA
Ở HỒ XUÂN HƯƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Hoàng Khánh Hòa1*, Trương Văn Hiếu2, Nguyễn Thúy Lan Chi3
Tóm tắt: Hiện tượng tảo nở hoa (algal bloom) và đặc biệt là sự bùng nổ tảo độc
(harmful algal bloom) xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở hồ Xuân Hương, thành
phố Đà Lạt. Tình trạng này đang gây nên những ảnh hưởng to lớn đến một trong
những danh lam thắng quan trọng nhất của thành phố Đà Lạt. Hậu quả có thể là
những thiệt hại rất lớn không những đến ngành du lịch mà còn đến sức khỏe của
cộng đồng người dân thành phố và khách du lịch. Đã có nhiều nỗ lực và đầu tư tài
chính lớn cho việc bảo vệ, tôn tạo hồ Xuân Hương nhưng việc cải thiện chất lượng
nước hồ và ổn định hệ thủy sinh trong hồ lại chưa được chú ý đúng mức và cho đến
nay vẫn chưa có hướng để giải quyết một cách triệt để và lâu dài vấn đề này. Tham
luận này trình bày một số nhận định về nguyên nhân gây tảo nở hoa và đề xuất giải
pháp cải thiện và bảo vệ chất lượng nước hồ Xuân Hương.
Từ khóa: Phú dưỡng, Bùng nổ tảo.
1. MỞ ĐẦU
Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh nổi tiếng, được công nhận là một di tích văn
hóa của thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, phát triển du lịch đồng
thời với việc tăng cường hoạt động canh tác nông nghiệp trong một diện tích lưu
vực khá chật hẹp làm cho chất lượng nước hồ ngày càng bị xấu đi, giá trị của thắng
cảnh quý báu này có nguy cơ bị suy giảm. Do đặc điểm thủy văn và việc tiếp nhận
nhiều nguồn nước không kiểm soát nên chất lượng nước hồ ngày càng xấu, đặc
biệt là mức độ nhiễm bẩn các chất dinh dưỡng rất cao. Hậu quả là từ năm 1995 đến
nay, đặc biệt là sau khi tích nước lại vào cuối năm 2010 hiện tượng bùng nổ tảo
xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng nước hồ
Xuân Hương lâu dài và ổn định cần có một giải pháp tổng thể, bao gồm cả việc
quản lý một cách khoa học các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực, thiết lập hệ thống
quan trắc cảnh báo khả năng xảy ra ô nhiễm và các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn hay khắc phục các sự cố ô nhiễm có thể xảy ra. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu về chất lượng nước hồ Xuân Hương mà nhóm tác giả đã tham gia theo đặt
hàng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1995- 2004 và theo
dõi tình trạng bùng nổ tảo tại hồ này trong nhiều năm qua nhóm tác giả đưa ra một
số nhận định về nguyên nhân tảo nở hoa và đề xuất ý tưởng cải thiện và bảo vệ
chất lượng nước hồ Xuân Hương.
2. NHẬN ĐỊNH VỀ NGUYÊN NHÂN TẢO NỞ HOA
2.1. Hình thái hồ Xuân Hương
Thành phố Đà Lạt được quy hoạch xây dựng dọc hai bờ suối Cam Ly với ý
tưởng hình thành các phân khu chức năng ở chuỗi hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương là
hồ chính trong chuỗi hồ đó, được hình thành một phần vào năm 1919 và đến năm
1935 thì hoàn chỉnh như ngày nay sau khi xây xong cầu ông Đạo và loại bỏ các
đập cũ[1]. Diện tích lưu vực suối Cam Ly tính đến cầu ông Đạo là 26,5 km2, chiều
dài suối tính đến đập là 8 km. Hồ Xuân Hương là một hồ chứa nhân tạo, nông
(trung bình là 3 m) và có dung lượng trung bình (0,72 triệu m3). Từ khi hoành
76 H. K. Hòa, T. V. Hiếu, N. T. L. Chi, “Đề xuất giải pháp … Xuân Hương, thành phố Đà Lạt.”
Nghiên cứu khoa học công nghệ
chỉnh (năm 1935) đến nay hồ được được nạo vét cải tạo ba lần (1977, 1999, 2010).
Hình thái hồ được thể hiện trong hình 1[1]. Mối quan hệ của diện tích và thể tích hồ
theo cao trình mặt nước sau cải tạo toàn diện năm 2010 như sau:
(1)
với r2 = 0,95
(2)
2
với r = 0,99
Xây dựng hoàn chỉnh 1935:
S = 430.000 m2; V=1.200.000 m3
Trước nạo vét 1977:
S=320.000 m2; V=720.000 m3
Sau nạo vét 1999 theo TK:
S=434.462 m2; V=902.235 m3
Sau cải tạo toàn diện 2010:
Tại ngưỡng xiphông Z=+1476,44 m:
2 3
S=349.391 m V=1.045.316 m .
Cao trình chống ngập Z=+1476,90
2
S= 401.515 m V=1.254.681 Hình 1. Hình thái hồ Xuân Hương. [1]
Mực nước trong hồ được điều chỉnh qua hệ thống xiphông và tháo đáy. Do vùng
lưu vực tự nhiên đã bị thay đổi mạnh mẽ bởi đô thị hóa và phát triển nông nghiệp,
dòng chảy đến hồ cũng có những thay đổi cơ bản. Các hồ chứa thượng nguồn bị
bồi lắng một phần nên tác dụng trữ nước để điều hòa trong năm giảm đáng kể.
Phần lớn nước đến hồ đã qua sử dụng cho các mục đích khác nhau (nông nghiệp,
sinh hoạt, công nghiệp).
2.2. Đánh giá mức độ phú dưỡng hồ Xuân Hương
Tải lượng dinh dưỡng vào hồ có thể ước tính theo mô hình kinh nghiệm của
OECD và Loehr [2] như sau:
(3)
Trong đó:
L: Tổng lượng dinh dưỡng hàng năm (kg/năm) xâm nhập vào hồ.
S1, S2,…, Sn: Diện tích (ha) của các loại hình sử dụng đất.
a1, a2,…, an: Các hệ số xuất dinh dưỡng (kg/ha.năm) ứng với từng kiểu đất.
Áp dụng mô hình này và các hệ số xuất N và P kinh nghiệm trên ứng với 3 loại
hình sử dụng đất chính ở lưu vực hồ Xuân Hương (sân Golf được xem là đất nông
nghiệp) tải lượng nitơ và phốtpho hàng năm vào hồ được ước tính như nêu trong
bảng 1 [1].
Theo Vollenweider [3] tải lượng cho phép đối với tổng N và tổng P tùy thuộc
vào độ sâu của hồ (bảng 2) [3]. Hồ Xuân Hương có độ sâu trung bình là 3 m, nếu
chiếu theo các giá trị cho phép và nguy hiểm ở độ sâu trung bình 5 m thì tải lượng
nitơ (16,5-241 g/m2/năm) và phốtpho (1,6-13 g/m2/năm) vào hồ Xuân Hương cao
hơn rất nhiều so với tải lượng nguy hiểm (N = 2,0 và P = 0,13 g/m2/năm).
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 77
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
B ...