Danh mục

Đề xuất mô hình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên khoa học tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.57 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất mô hình bồi dưỡng giáo viên khoa học tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên ở trường THCS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất mô hình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên khoa học tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP STEM CHO GIÁO VIÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Nguyễn Thị Thu Thủy1 Nguyễn Văn Biên2 Dương Xuân Quý3Tóm tắt: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM là một vấn đề rất cần thiết trước tình hình đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay. Mô hình bồi dưỡng giáo viên theo hướng nghiên cứu bài học giúp rèn luyện kĩ năng cho giáo viên đồng thời giúp giáo viên có thói quen suy ngẫm, óc phê phán và khả năng giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Bài viết phân tích cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất mô hình bồi dưỡng giáo viên khoa học tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên ở trường THCS. Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên; năng lực dạy học tích hợp STEM; nghiên cứu bài học.1. Mở đầu Hiện nay, các nhà lãnh đạo, nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức,Canada, Malaysia, Singapore… rất quan tâm đến giáo dục STEM bởi những vai trò quantrọng của nó đối với nền giáo dục. Ở Việt Nam, Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 04/5/2017 củaThủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ 4 đã đưa ra giải pháp: “…cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ,kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông….”,đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoahọc, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chứcthí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018…” Tuy nhiên, phần lớngiáo viên ở các trường phổ thông còn khá mới mẻ với giáo dục STEM. Việc bồi dưỡng nhữngnăng lực cần thiết để giáo viên có thể dạy học tích hợp STEM ở trường phổ thông đang làvấn đề cấp bách hiện nay. Trước tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, việc bồi dưỡng giáoviên theo phương pháp truyền thống không mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi phải có nhữngthay đổi phù hợp. Bồi dưỡng giáo viên theo hướng nghiên cứu bài học là một trong nhữnggiải pháp giúp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và những kĩ năng cần thiết của giáo viên1 Trường Đại học Phạm Văn Đồng; Email:nttthuy1004@gmail.com; Số điện thoại: 0988356367.2Email:biennv@hnue.edu.vn; Số điện thoại:0983528399.3Email:duongxuanquy@gmail.com; Số điện thoại: 0947557470.108 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊNtrong việc dạy học các chủ đề STEM. Nghiên cứu bài học đã chứng minh tính khả thi củanó trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiềunơi trên thế giới. Bài viết trình bày quan niệm về nghiên cứu bài học, chu trình nghiên cứu bài học, mộtsố định hướng để đề xuất mô hình bồi dưỡng và mô hình bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp STEM theo hướng nghiên cứu bài học.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quan niệm về nghiên cứu bài học và chu trình nghiên cứu bài học Nghiên cứu bài học: Thuật ngữ “Nghiên cứu bài học” được sử dụng ở Nhật Bản từ những năm 1870 như làmột biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cải thiện chất lượng dạy học. “Nghiên cứu bài học” được dịch bởi thuật ngữ “jugyokenkyu”; “jugyo” có nghĩa là bàihọc và “kenkyu” có nghĩa là học tập hoặc nghiên cứu. Là một mô hình phát triển chuyênnghiệp giáo viên, các giáo viên cùng trường tiến hành một cuộc điều tra có hệ thống về cáchoạt động sư phạm một cách thường xuyên thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các bài học củanhóm nghiên cứu (Fernandez 2002, Saito và Atencio 2013). Trong nghiên cứu bài học, cácgiáo viên với mục tiêu chung, cùng nhau làm việc nhóm để lên kế hoạch cho các bài học, cóthể tập trung vào phát triển kỹ năng giảng dạy hoặc hiểu nội dung môn học (Doig và Groves2011). Theo Sims và Walsh (2009), trọng tâm của nghiên cứu bài học là lập kế hoạch bài họchợp tác, xây dựng ý tưởng học từ giảng dạy một cách tiếp cận đầy hứa hẹn để phát triểncộng đồng người học giữa các giáo viên. Các bài học nghiên cứu đóng vai trò là công cụ họctập để tái hiện các tình huống thực tế trong lớp học; và trong nghiên cứu bài học, nhữngđiều này đóng vai trò là đối tượng của việc học tập để giải quyết các lỗ hổng học tập (Lo vàPong 2005, Lee 2008). Được biết đến như một bài học nghiên cứu, điều này được dạy bởi mộtthành viên trong nhóm nghiên cứu bài học và được quan sát bởi các thành viên khác cùngvới các chuyên gia bên ngoài hoặc những người hiểu biết khác (Lewis và Tsuchida 1998).Các quan sát được tập trung vào các khía cạnh nhất định của bài học nghiên cứu do nhómnghiên cứu đặt ra. Do đó, giai đoạn quan sát đóng vai trò là giai đoạn thu thập dữ liệu vàcung cấp cơ sở của việc đánh giá, phản hồi và điều chỉnh bài học nghiên cứu. Chu kỳ này lênđến đỉnh điểm với việc củng cố các bài học cải tiến sẽ được dạy lại trong các triển khai bàihọc nghiên cứu tiếp theo (Stigler và Hiebert 1999, Takahashi và Yoshida 2004).Theo Ylonenvà Norwich (2013), nghiên cứu bài học nhằm tăng cường sự hiểu biết của giáo viên về cáchcải thiện bài học. Thông qua hợp tác, giáo viên có thể chia sẻ, nhận thức được các chiến lượcgiảng dạy phù hợp với quá trình dạy và học của một bài học nghiên cứu cụ thể. Hơn nữa,nghiên cứu bài học coi lớp học là một phương tiện trung tâm để tăng khả năng chuyên môncủa giáo viên, đáp ứng các tiêu chuẩn đổi mới giảng dạy (Kriewaldt 2012). Bằng chứng đểcải thiện việc giảng dạy được ghi lại trong một báo cáo về các quan sát mô tả việc học xácthực và phản ứng của học sinh được thu thập trong một k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: