Trong những năm gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa khu vực gò đồi Quảng Bình
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH HÀNG
HÓA KHU VỰC GÒ ĐỒI QUẢNG BÌNH
Hà Văn Hành1, Trương Đình Trọng1, Nguyễn Thanh Tính2
1
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2
Công ty TNHH Nhà An, 14 Lê Hồng Phong, TP Huế
Tóm tắt. Vùng gò đồi Quảng Bình với diện tích khoảng 190.721,44 ha, chiếm
khoảng 35% diện tích của toàn tỉnh, là nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận
lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Trong những năm gần đây, một
số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng
hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng
chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự
phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh
của từng vùng.
Căn cứ vào kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình,
kết quả đánh giá mức độ thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất, chúng tôi đã đề xuất 04 loại hình chuyên canh sản xuất hàng hóa cho
vùng này.
1. Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển
nhanh và bền vững thì không có sự lựa chọn nào tốt hơn là quy hoạch các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung. Thực tế cho thấy, để quy hoạch được vùng sản xuất hàng hoá cần
phải quy tụ được hàng trăm hộ nông dân tham gia. Đây là việc làm khó thực hiện bởi
không phải hộ nông dân nào cũng sẵn sàng tham gia khi mà họ chưa thấy rõ hiệu quả
kinh tế. Dự án phát triển các vùng nguyên liệu mía đường Quảng Bình cách đây 15 năm
(1997) không thành công là một ví dụ. Nhà máy đường này có công suất thiết kế là
1.500 tấn mía cây/ngày, nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ hoạt động dưới 50% công
suất và phải đóng cửa vào năm 2004, thua lỗ lên đến 136,6 tỷ đồng.
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đã và đang kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng Nhà
máy chế biến nông - lâm sản như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu; Nhà máy
chế biến cao su; Nhà máy chế biến gỗ; Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu... Đây là một
định hướng đúng đắn của tỉnh nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các loại nông,
lâm sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây,
một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất
57
hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều
vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đang hình thành một cách
tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh
của từng vùng. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa là rất cần thiết cho sự phát triển ngành nông - lâm nghiệp của tỉnh.
2. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Quảng Bình nằm trong khu vực Bình Trị Thiên, nơi chuyển tiếp giữa hai miền khí
hậu Bắc - Nam, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và biển. Từ Nam lên Bắc kéo dài từ
16055’31’’ đến 1805’27’’ vĩ Bắc và từ Tây sang Đông kéo dài từ 105035’41’’ đến 1060
59’36’’ kinh Đông.
Lãnh thổ Quảng Bình có sự phân hoá sâu sắc về địa hình, bao gồm đồng bằng, gò
đồi và núi. Theo quan điểm của các nhà địa lý Việt Nam, ở lãnh thổ Bắc Trung Bộ vùng gò
đồi được giới hạn trong phạm vi có độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m. Tuy nhiên, 02 huyện
Minh Hoá và Tuyên Hoá có diện tích vùng gò đồi nhỏ và phân hoá manh mún. Do đó,
không gian nghiên cứu được giới hạn trong vùng gò đồi trên lãnh thổ của 4 huyện (Lệ
Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch) và thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.
2.2. Đặc điểm địa chất
Theo các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, trong phạm vi lãnh thổ tỉnh
Quảng Bình nói chung và lãnh thổ vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình nói riêng có các thành
tạo địa chất đa dạng và phong phú với tuổi từ Paleozoi hạ đến Đệ tứ.
2.3. Đặc điểm địa hình
Gò đồi là khu vực chuyển đổi từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển, trên cơ sở
phân tích bản đồ địa hình, địa mạo tỉ lệ 1:50.000 cùng với sự tham khảo các nguồn tài
liệu [4], [5], [6] thì vùng gò đồi được xác định bởi độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m và có
thể phân ra các kiểu: đồi cao, đồi trung bình và đồi thấp.
2.4. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới. Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình,
khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng khá phức tạp. Nằm hoàn
toàn về phía sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, nhưng lại bị kẹp giữa 2 đèo là Hải
Vân và đèo Ngang nên lãnh thổ nghiên cứu có chế độ khí hậu mang tính chất chuyển
tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam.
58
Bảng 1. Một số đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Bình
Tháng
Các đặc
trưng
Năm
I
II
III
IV
V
VI
VII VIII
IX
X
XI
XII
Nhiệt độ (0C) 18,6 19,4 22,0 24,9 27,8 28,9 29,0 28,3 26,8 24,7 21,9 20,9
24,4
Lượng mưa
(mm)
71
48
44
46
102
96
90
150
502
668
356 149 2,322
Độ ẩm (%)
90
90
92
89
82
76
73
78
86
87
98
85
85
Lượng bốc
hơi (mm)
62
56
56
72
136
180
197 192
80
24
80
70
1,278
(Nguồn: Trạm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Bình).
2.5. Chế độ thuỷ văn
Hệ thống sông ngòi của Quảng Bình nói chung và vùng gò đồi nói riêng có đặc
điểm là chiều dài ngắn, dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là vào mùa mưa lũ. Vùng
gò đồi Quảng Bình bao gồm các hệ thống sông chính là sông Gianh, sông Son, sông
Long Đại, sông Kiến Giang.
2.6. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình được thành tạo trên một địa hình phức tạp
với nhiều loại đá mẹ khác nhau đã tạo ra lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng bao gồm hơn
30 loại đất thuộc các nhóm đất: đất xám, đất đỏ, đất phù sa, đất mới biến đổi chua, đất
tầng mỏng chua, đất mặn.
3. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/50.000 ở lãnh thổ khu vực gò đồi tỉnh
Quảng Bình
3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ...