Danh mục

Để xương nhanh liền

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phẫu thuật cố định xương bằng đinh hoặc dây thép hiện rất phổ biến trong chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên, việc chăm sóc vết thương sau mổ là khá quan trọng, để tránh cho bệnh nhân gặp nhiều tai biến. Là kỹ sư xây dựng, hằng ngày anh Minh thường phải có mặt ở công trường, để giám sát công trình và chất lượng thi công. Một lần, không may anh bị một miếng bê tông rớt trúng người, kịp tránh được nhưng một ngón tay bị gãy. Khi vào bệnh viện, bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để xương nhanh liền Để xương nhanh liềnPhẫu thuật cố định xương bằng đinh hoặc dây thép hiện rấtphổ biến trong chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên, việc chămsóc vết thương sau mổ là khá quan trọng, để tránh cho bệnhnhân gặp nhiều tai biến.Là kỹ sư xây dựng, hằng ngày anh Minh thường phải có mặt ởcông trường, để giám sát công trình và chất lượng thi công. Mộtlần, không may anh bị một miếng bê tông rớt trúng người, kịptránh được nhưng một ngón tay bị gãy. Khi vào bệnh viện, bác sĩchỉ định phải phẫu thuật để cố định xương. Sau phẫu thuật phải cóchế độ chăm sóc nghiêm ngặt trong thời gian dài để xương chóngliền. Tuy nhiên, do chủ quan nên anh Minh vẫn đi làm bằng xemáy và cầm nắm các vật nặng. Hơn nữa do vết thương nằm gầnkhớp ngón phải thường xuyên co duỗi nên một cọng thép đã bị lộra ngoài, buộc phải phẫu thuật lại. Kết quả là, sau khi kết thúc quátrình điều trị, ngón tay giữa của anh gần như bất động, cầm nắmcác vật rất khó, bác sĩ cho biết anh cần phải tập vật lý trị liệu trongmột thời gian dài.Bác sĩ Võ Quang Đình Nam - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnhviện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, các tai biến sauphẫu thuật chỉnh hình thường gặp là kết hợp xương không đạt, nhưkhông vững chắc, không phục hồi được cấu trúc giải phẫu, nhiễmtrùng xương, phần mềm.Khi bệnh nhân bị gãy xương, tùy thuộc vị trí gãy, mức độ di lệch,nhu cầu trở lại với sinh hoạt bình thường sớm hay muộn, bác sĩ sẽchỉ định bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, có những loại gãy màchỉ định phẫu thuật là tuyệt đối như gãy thân xương đùi ở ngườilớn, hoặc chỉ định bó bột chiếm đa số như gãy các xương bàn chân.Có nhiều phương pháp phẫu thuật như cố định xương bên trongvới nẹp vít, đinh nội tủy hoặc cố định xương bên ngoài với khungkim loại. Hiện nay, y học đang ứng dụng công nghệ chỉnh hìnhmới với kim loại titanium, nẹp luồn dưới da, nẹp khóa.Theo y văn, chỉ thép dùng cố định xương gãy là loại chỉ được chếtạo từ hợp kim đặc biệt có độ tương đồng sinh học rất cao đối vớicơ thể và khá trơ về mặt hoạt động hóa học như môi trường phứctạp của mô tế bào sống. Trong phẫu thuật, bác sĩ thường dùng chỉthép để buộc các mảnh và đoạn xương gãy lại với nhau. Tuy nhiên,do chỉ thép là một vật lạ đối với cơ thể nên nó chỉ đóng vai trònâng đỡ để xương tự liền trong vòng 2 - 6 tháng. Sau đó, thép sẽđược tháo bỏ. Nếu bệnh nhân để quá lâu mà không đến bệnh việnkiểm tra, thép sẽ bị vùi trong tổ chức xương hoặc tạo chỗ cắt trêntrục xương khiến xương rất dễ bị gãy.Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện để lấy chỉ thép sau khi dùngcố định xương trong vòng 2 - 3 tháng. Nếu vòng chỉ thép lỏng,viêm rò gây ảnh hưởng đến xương thì cần tháo ra sớm hơn, trongvòng 1 - 2 tháng. Tốt nhất là nên đến bác sĩ kiểm tra định kỳ đểđược chụp phim và tư vấn cụ thể.

Tài liệu được xem nhiều: