Thông tin tài liệu:
Delhi cuộc sống muôn màuTrước khi đặt chân tới Delhi, tôi đã nghe rất nhiều thông tin không hay về tình trạng du lịch lộn xộn ở thành phố này, nào là đặt phòng khách sạn trước qua email nhưng người đến đón tại sân bay lại chở tới khách sạn khác để lấy tiền hoa hồng; nào là nhà hàng đầu độc thực khách để ăn chia tiền bảo hiểm với bác sĩ…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Delhi cuộc sống muôn màuDelhi cuộc sống muôn màuTrước khi đặt chân tới Delhi, tôi đã nghe rất nhiều thông tin không hay về tình trạng du lịch lộnxộn ở thành phố này, nào là đặt phòng khách sạn trước qua email nhưng người đến đón tại sânbay lại chở tới khách sạn khác để lấy tiền hoa hồng; nào là nhà hàng đầu độc thực khách để ănchia tiền bảo hiểm với bác sĩ…Vì thế, tôi phải mất khá nhiều thời gian tìm hiểu trước khi quyết định đặt phòng tại một nhà trọnhỏ ở khu Paharganj. Tới ngày lên đường, dù đã email và gọi điện trực tiếp sang Ấn Độ để “nhắcnhở”, tôi vẫn hơi lo lắng khi máy bay hạ cánh. Chỉ đến lúc nhìn thấy người đàn ông đứng tuổicầm tấm bảng mang tên mình trong đám đông chen chúc tại cửa ra, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.Namaste (Chào) Delhi!Paharganj - điểm hẹn của các backpacker Sạp hàng bán trái cây khô ở chợ trờiLúc đó đã là 10 giờ đêm. Người đàn ông lái xe lôi chở chúng tôi đi một quãng đường rất xa từsân bay về khu Paharganj, điểm đến của đa số backpacker (du lịch balô) khi đến Delhi. Rờinhững đường cao tốc vẫn còn rất nhộn nhịp, chúng tôi bắt đầu đi vào khu phố cổ của Delhi trênnhững con đường nhỏ xíu, vắng vẻ. Ánh đèn vàng leo lét từ vài tiệm tạp hóa đang dọn hàng đủđể chúng tôi nhìn thấy khung cảnh nghèo nàn của khu này. Thỉnh thoảng, xe phải đi chậm lại đểtránh những con bò đứng ngơ ngác giữa đường hay đang vục đầu bới rác bên vệ đường. Những chiếc mũ đội đầu của người Hồi giáo bán trong chợ trờiKhông giống với khu Khaosan ở Bangkok chủ yếu dành cho khách du lịch, Paharganj của Delhicòn phục vụ cả dân cư địa phương với vô số cửa hàng bán đủ mọi thứ trên đời. Nếu đặt phòng ởđây, tốt nhất nên đăng ký luôn dịch vụ đón từ sân bay hay nhà ga nếu bạn không muốn bị lạcgiữa một mê cung các con đường nhỏ xíu và rất giống nhau.Việc đi lại ở đây thường khiến du khách, kể cả chúng tôi, hốt hoảng lúc đầu và ngạc nhiên sauđó. Thật thú vị khi thấy tất cả các phương tiện giao thông, từ thô sơ như rickshaw (xe đạp thồ)đến auto rickshaw (xe lôi máy), xe máy và xe hơi cùng chen chúc trên các con đường bé xíu. Lạicó cả bò, con vật thiêng trong tôn giáo Ấn Độ, cũng tham gia lưu thông theo cách có vẻ hỗn loạn,nhưng lại rất an toàn. Món ăn vặt trên đường phố Cửa hàng bán đồ trang trí đám cướiHầu hết các cửa hàng ở đây đều chỉ mở cửa từ 10 giờ sáng nên khi chúng tôi xuống phố ngay từđầu buổi sáng hôm sau, đường phố vẫn còn vắng vẻ. Khu Paharganj không chỉ thu hút du kháchnhờ giá rẻ, mà còn rất tiện lợi trong việc tham quan các di sản của thành phố. Từ khu này có thểthuê xe thồ hoặc xe lôi để đi tham quan. Do nhà trọ của chúng tôi rất gần trạm tàu điện ngầm nênchúng tôi quyết định đi thử phương tiện giao thông hiện đại ấy.Nhịp sống sôi động Old Delhi Đại giáo đường Hồi giáo Jama MasjidKhác hẳn với hình ảnh nhếch nhác của giao thông trên mặt đất, hệ thống tàu điện ngầm (đượckhánh thành cuối năm 2002) ở Delhi rất sạch sẽ và hiện đại. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi làJama Masjid, giáo đường Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ. Được hoàn thành vào năm 1656 sau sáunăm xây dựng và huy động hơn năm ngàn công nhân, giáo đường này được coi là một ví dụ tiêubiểu của kiến trúc vương triều Mughal.Jama Masjid được khởi công xây dựng dưới thời vua Shah Jahan, một trong những vị vuaMughal vĩ đại nhất. Ông ta cũng là người khởi xướng ý tưởng cho rất nhiều công trình kiến trúcnổi tiếng khác như pháo đài Đỏ, pháo đài Agra, lăng Jahangir và nổi tiếng nhất là đền Taj Mahal -một trong những kỳ quan của thế giới.Kiến trúc Jama Masjid tuy đơn giản nhưng kích thước khổng lồ và sự uy nghiêm nơi đây khiếncho chúng tôi cảm thấy bị choáng ngợp. Được xây bằng sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng, hai vậtliệu chủ đạo trong các công trình xây dựng theo phong cách Mughal - Jama Masjid nổi bật trênbầu trời xanh của Delhi.Đi qua một trong ba cửa vào của giáo đường, chúng tôi tới một sân cầu nguyện ngoài trời khổnglồ với sức chứa lên tới 25.000 người. Nếu thích nhìn toàn cảnh Delhi, du khách có thể leo 133bậc thang để lên tới đỉnh tháp chuông cao 41m của giáo đường. Cũng giống như các nhà thờHồi giáo tôi đã có dịp tham quan, nội thất bên trong giáo đường Jama Masjid khá đơn giản vớicác hoa văn trang trí là họa tiết hình học, hoa lá, cây cỏ hay các chữ thư pháp Ả Rập.Hôm nay là thứ Sáu, ngày cầu nguyện của đạo Hồi, nên người ta trải những miếng vải dài trênsân phía trước nhà cầu nguyện để chuẩn bị cho lễ diễn ra vào buổi chiều. Không khí bên tronggiáo đường thật bình yên, từng đàn chim bồ câu bay rợp trời.Vừa bước ra khỏi Jama Masjid, chúng tôi lạc ngay vào một khu chợ trời khổng lồ. Hàng hóa đủchủng loại và màu sắc bày ra khắp nơi, người đi lại như mắc cửi. Các chủ cửa hàng là nhữngngười đàn ông mặc áo thụng dài màu trắng, đội trên đầu những chiếc mũ nhỏ thêu hoa văn tinhxảo. Một góc khu ...