Danh mục

Đền Vua Lê Đại Hành

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đền Vua Lê Đại HànhĐền Vua Lê Đại Hành: Cách đền vua Đinh Tiên Hoàng về phía Bắc 300m là đền thờ vua Lê Đại Hành, cũng xây dựng trên nền cung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạ nên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Kiến trúc của đền cũng xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", có thêm Từ Vũ, không có ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vua Đinh Tiên Hoàng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đền Vua Lê Đại Hành Đền Vua Lê Đại HànhĐền Vua Lê Đại Hành: Cách đền vua Đinh Tiên Hoàng về phíaBắc 300m là đền thờ vua Lê Đại Hành, cũng xây dựng trên nềncung điện xưa của kinh đô Hoa Lư. Đền ở làng Trường Yên Hạnên gọi là đền Hạ. Đền lấy núi Đèn làm án. Kiến trúc của đền cũngxây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có thêm Từ Vũ, khôngcó ngưỡng cửa đá và những tảng đá cổ bồng tôn cao như đền vuaĐinh Tiên Hoàng.Đền vua Lê Đại Hành còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêukhắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền vua Lê Đại Hành có ba toà: BáiĐường, Thiêu Hương, Chính Cung. Đền thấp hơn đền vua Đinh,lại có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng, nên tạo cảm giác tránglệ, mang tính chất huyền ảo hơn.Bái Đường đền Lê Đại Hành có nhiều mảng chạm khắc gỗ rất điêuluyện và tinh xảo. Qua Bái Đường là đến Thiêu Hương thờ tứ trụtriều Tiền - Lê.Nối với Thiêu Hương là Chính Cung, gian giữa của Chính Cung,trên bệ đá đặt tượng vua Lê Đại Hành. Gian bên trái tượng vua LêĐại Hành là tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga, quay mặt về phíađền Đinh. Gian bên phải tượng Lê Đại Hành, đặt trên bệ đá tượngLê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) là con thứ năm của vua Lê ĐạiHành và là đời vua thứ ba của nhà Tiền Lê. Điều đặc biệt của đềnLê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ thứ XVII đã đạtđến trình độ điêu luyện và tinh xảo.Nguồn: saigontosercoĐền Vua Lê Đại HànhBách khoa toàn thư mở Wikipedia Cổng đền Vua Lê Đại Hành Đường chính đạo đền Vua Lê Đại HànhĐền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu ditích cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua ĐinhTiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không giantrong đền khá gần gũi và huyền ảo. Đền cũng xây theo kiểu nộicông ngoại quốc với ba toà: Bái Đường, Thiên Hương, ChínhCung - thờ Lê Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là hoànghậu Dương Vân Nga hướng về đền vua Đinh. Nét độc đáo ở đềnthờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đếntrình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoasen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ LêHoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lờicầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ranghiệp lớn: “Phá Tống, bình Chiêm” lừng lẫy. Vì vậy mà nghệthuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đâycũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.Nghệ thuật tạc tượngĐền Vua Lê Đại Hành dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đôHoa Lư, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đếnthời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phíangoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê ĐạiHành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bêntrái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải. Theo lý giải của ngườixưa, Dương Vân Nga là cánh tay phải của vua, là người góp côngđưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờngười chồng cũ Đinh Tiên Hoàng nên người xưa bố trí tượng bàngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang đểcùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm chonhân vật chính Lê Đại Hành. Tế Hội đền vua LêMới quan sát, cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vìnước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừaquen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Để ýkỹ hơn lại thấy có một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷXVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Nga rực rỡ mà gọn đẹp, hàicủa các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuynhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhậntừ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào những năm đầu thế kỷXVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau,do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.Dáng chung của cả ba pho tượng này là thế ngồi hơi dướn lên,cẳng chân trên đến đùi quá ngắn như thể từ một khối gỗ liền bị hạnchế chiều dày, gợi lại những tượng đá và nhất là phù điêu đá nổicao ở thời Mạc, do đó người ngồi ngai hay bục cứ như bị toàixuống. Hai cánh tay dưới cũng bị thu ngắn để bàn tay úp đúng trênđùi. Tượng Hoàng đế Lê Đại Hành đội mũ bình thiên tuy thời sauthêm nhiều, song phía trước mũ còn chạm nổi chữ Vương to theonhư mũ tượng các đức vua Mạc thế kỷ trước. Tóc của Lê Đại Hànhvà Lê Long Đĩnh không làm thành mảng tam giác chảy xuống bệnhư các tượng thời Nguyễn, mà đều cắt ngắn đến gáy, còn tóc bàDương Vân Nga được tết một dải chảy sau tai xuống vai rồi chia ratúm về bả vai đằng trước túm ra sau lưng, giống như các tượngQuan Âm thời Mạc và chuẩn bị cho tượng giữa thế kỷ XVII. Điềuđặc biệt lý thú là ở tượng Lê Ngọa Triều có bối tử ở sau lưngkhông bị sơn phủ lớp trang trí mới nên trong đồ án ô vuông còn rấtrõ con rồng chạm đơn giản, rất giống với hình rồng trên hai tấmbia Hoằng Định nói trên, các tượng này đều ở thế ngồi tự tin,nghiêm chỉnh mà tho ...

Tài liệu được xem nhiều: