Lan can Gió Nắng giữ giùm chúng tôi biết bao bí mật, thậm chí cả giận hờn, cả nước mắt, cả những câu chuyện vui, và những điều cực kỳ thầm kín. Tôi biết, trên thế giới này có nhiều nơi đẹp, nhưng sẽ không tồn tại ở bất kỳ đâu một nơi đẹp như nơi đây. Bạn tôi bảo, đó là khu lan can nối giữa khu A và khu B
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đẹp nhất trong trường , góc nào nhỉ ?Đẹp nhất trong trường , góc nào nhỉ ?Lan can Gió Nắng giữ giùm chúng tôi biết bao bí mật, thậm chí cả giận hờn, cảnước mắt, cả những câu chuyện vui, và những điều cực kỳ thầm kín. Tôi biết, trênthế giới này có nhiều nơi đẹp, nhưng sẽ không tồn tại ở bất kỳ đâu một nơi đẹp nhưnơi đây.Bạn tôi bảo, đó là khu lan can nối giữa khu A và khu B. Vì chỉ là khu nối, nên ởđây không có một phòng học nào, và cũng chẳng có bức tường nào ngăn cách, nênlan can luôn mát rượi, luôn đầy nắng và gió. Nên tôi đã gọi nó, một cách mỹ miềuvà trìu mến, là lan can Gió Nắng. Đứng trên lan can, nhìn trước mặt sẽ thấy baoquát toàn bộ sân trường, sau lưng là rặng cây dừa của khu nhà kế bên, to, và đầytrái. Ban đêm, nếu đứng ở lan can lầu ba, tôi có thể nhìn thấy cảnh những toà nhàlung linh trong ánh đèn màu, thu vào tầm mắt cả một Sài Gòn rực rỡ. Nhưng lý domà bạn tôi chọn nó, tôi biết, không phải vì nó đẹp, mà vì đó là nơi tôi và nó đãcùng nhau gặm một trái bắp chờ đến giờ học thêm, đó là nơi chúng tôi lén lút ngắmngười-ta bước từ cổng trường vào tới lớp, đó là nơi chúng tôi hùa nhau gọi cô giáodạy Anh văn vui tính là má nuôi, … Lan can Gió Nắng giữ giùm chúng tôi biết baobí mật, thậm chí cả giận hờn, cả nước mắt, cả những câu chuyện vui, và nhữngđiều cực kỳ thầm kín. Tôi biết, trên thế giới này có nhiều nơi đẹp, nhưng sẽ khôngtồn tại ở bất kỳ đâu một nơi đẹp như nơi đây.Theo một số nữ sinh, đó là khoảng hành lang tầng trệt phía sau rặng hoa giấydầy đặc.Vì có rặng hoa giấy, nên nơi đây lúc nào cũng mát rượi, hơi âm u, và đến tối thì sẽtrở thành đại bản doanh của muỗi. Trong cái sự mát rượi đó, tôi đã chứng kiếncảnh một cô giáo sinh và một học trò đang làm bài cùng mới nhau trên băng ghếđá, khoảng cách cô-trò hoàn toàn biến mất, mà trông cứ như hai người bạn. Trongcái sự âm u, một lần, tôi nhìn thấy một đôi nam nữ đang làm bài tập, nhưng điệu bộvô cùng khả nghi, vì thỉnh thoảng họ cứ nhìn nhau cười khó hiểu. Và với “đại bảndoanh của muỗi”, tôi có một lần ngồi vừa học bài vừa đập muỗi, thấy thế, bác bảovệ già của trường tôi đi ngang, nhắc: con lên lớp mà học, ngồi đây coi chừng muỗi“cắn” mà bị bệnh đó! Tôi biết muỗi không có răng để mà “cắn” tôi, nhưng tronglòng vẫn dâng lên một thứ cảm xúc không thể tả nổi. Một điều chắc chắn là tôi sẽnhớ mãi nơi đây, nơi mà tôi phát hiện ra bác bảo vệ già của trường tôi hoàn toànxứng đáng với chức vụ “bảo vệ của học sinh”.Theo cô giáo của tôi, nơi đẹp nhất đó có thể là nhiều nơi. Như ở thư viện, nơi màcô thấy học sinh của cô ngồi học chăm chỉ với hàng tá sách để la liệt trên bàn. Nhưở cầu thang, nơi mà cô chứng kiến cảnh một bạn nam cõng một bạn nữ bị xỉu từlầu bốn xuống phòng y tế. Hay thậm chí ở kho rác của trường, nơi mà cô thấy mộtbạn nam vui vẻ giúp bác lao công khiêng cái thùng rác nặng nề về đúng chỗ của nómà miệng vẫn cười tươi. Tôi hiểu, “đẹp” trong cô là như thế nào.Và theo số đông, đó là khoảng sân trường.Khi tả trường, tôi không thể dùng bất cứ tính từ nào trong số: to lớn, hùng vĩ, quymô, … hay thậm chí một tính từ bình dân như: bự chảng. Bởi trường tôi không hềto. Chính vì thế, khoảng sân trường cũng chẳng thể to cho được, và cũng vì lý do tếnhị đó, trong trường không có cây nào được gọi là cổ thụ. Đã thế, không biết dophụ trách gắn nhầm biển tên hay học sinh cố tình phá hoại, một cây cau rành rànhra đấy, mà lại được gắn biển tên: Mai Vàng, còn cây bàng thì gắn biển là PhượngVỹ, ở phía dưới còn có tên khoa học hẳn hoi! Sự cố đó làm cho đàn em lớp 10 vôcùng bỡ ngỡ và lo lắng, còn đàn anh chị 11, 12 khi phát hiện thì cứ thế mà phá racười. Đó là về phần cây cối, còn về khoảng sân thì trường tôi nổi tiếng là nằm ởvùng đất thấp, cho nên cứ mưa đến thì cứ như là nước từ mọi nơi của tổ quốc đổvề. Ngập lênh láng. Nhớ lần đầu tiên vào lớp 10, một buổi chiều xám xịt vì mưa,tôi đã tròn vo mắt, không biết mình lạc vào công viên nước nào của thành phố! Vàsau gần 3 năm học, tôi ghi nhận được lần ngập dữ dội nhất của trường là nướcdâng lên tới đầu gối, tràn cả vào phòng giáo viên, phòng hành chánh, phòng đòan,… đến nỗi thầy cô phải chạy lụt lên lớp sớm. Nhiều học sinh có sáng kiến xin tổchức dịch vụ “Đạp Vịt” để kiếm thêm chi phí (!) Và cảm hứng vì chuyện đó, cảtrường quyết định đặt thêm một tên mới: Gia Định WaterPark. Không biết loantruyền thế nào, mà cái biệt danh này đã nổi tiếng khắp nơi, đến nỗi có một nhómhọc sinh định bụng sẽ có ngày sửa bảng tên gắn trên cổng trường!Nhưng đối với chúng tôi, thì đó không phải là những lý do đáng yêu duy nhất đểbỏ phiếu cho sân trường là góc đẹp nhất. Mọi hoạt động thể chất của trường tôi,ngoại trừ những giải đấu lớn, toàn bộ được tổ chức ở sân trường. Sân trường hoáthân thành sân bóng đá, để rồi cùng khóc cùng cười với các cầu thủ bình dân xuấtthân là học trò, sân trường là nơi chứng kiến những màn nấu nướng cực kỳ vụng vềcủa nam sinh trong cuộc thi nhân ngày quốc ...