Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 162.43 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong phiên khai mạc hội nghị đã nói rằng các nghiên cứu của Bakhtin có ý nghĩa liên bộ môn, vì thế tôi xin phép lưu ý những người tham dự đến một vài phương diện trong di sản lý thuyết của Bakhtin liên quan đến các vấn đề của ký hiệu học hiện đại
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học Di sản của Bakhtin và nhữngvấn đề cấp bách của Kí hiệu học Trong phiên khai mạc hội nghị đã nói rằng các nghiên cứu của Bakhtin có ý nghĩaliên bộ môn, vì thế tôi xin phép lưu ý những người tham dự đến một vài phương diện trongdi sản lý thuyết của Bakhtin liên quan đến các vấn đề của ký hiệu học hiện đại, hẹp hơn làđến các vấn đề của trí tuệ nghệ thuật. Trong thực tế không có trí tuệ nghệ thuật, nhưng vấnđề khoa học này thì có. Nếu chúng ta nói về di sản của Bakhtin thì sẽ nảy sinh câu hỏi vềquan hệ của nó đối với di sản của phái hình thức luận Nga mà vào thời đó đang là một thựctế ngữ văn sống động chứ chưa trở thành lịch sử. Chúng tôi có đầy đủ cơ sở để lưu ý đếnnhững ý kiến mang tính luận chiến của M.M. Bakhtin. Tôi muốn đề cập ở đây hai vấn đề,nhưng đây thậm chí không phải là nói về sự luận chiến của ông với phái hình thức Nga, màlà về sự bàn luận và làm rõ ra quan niệm của Ferdinand de Saussure, người đã có lý thuyếtngôn ngữ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự không chỉ trong lịch sử ngôn ngữ học, màtrong toàn bộ các khoa học nhân văn thời kỳ này. Không hề hạ thấp thành công và ý nghĩa các tư tưởng của de Saussure, chúng ta cóquyền nói về những vấn đề sau đó đã nảy sinh trước khoa học, bởi vì mỗi hệ thống khoahọc thành công đòi hỏi phải được tiếp tục phát triển, mà về mặt nào đó cũng cần đến mộtthái độ phê phán ở giai đoạn phát triển tiếp theo của nó. Ở đây trong di sản của Bakhtin cóhai điều đáng chú ý.Thứ nhất, điều khẳng định của ông về tính động của ký hiệu ngôn ngữ.Ký hiệu bộc lộ mình không phải như một hiện hữu cụ thể, mà là một quan hệ động giữa cáiđược biểu đạt và cái biểu đạt, đồng thời cái được biểu đạt không phải là một quan niệm cụthể nào đó, mà chỉ là sự vận động về phía quan niệm(1). Bakhtin kiên trì điều này cả trongsách của Voloshinov và trong sách riêng của mình(2). Thứ hai, đó là tư tưởng về đối thoạihọc. Cần phải nói ngay rằng khái niệm “đối thoại” do Bakhtin đưa ra trong các công trìnhcủa ông thường là mang tính ẩn dụ và vốn rất bất định. Khái niệm này chỉ dần dần được xácđịnh theo đà phát triển của khoa học. Lẽ dĩ nhiên ở đây cần luôn luôn lưu ý rằng Bakhtinhoàn toàn không phải là người duy nhất nắm vững luận điểm cơ bản của F. de Saussure. Vàkhi xác định vị trí của ông trong khoa học thời ấy chúng ta không nên quên rằng Yu.N.Tynjanov cũng làm việc trong luồng mạch đó, nhiều công trình của R.O. Jakobson gần gũivới khuynh hướng này, toàn bộ con đường khoa học của Jakobson là duyệt xét lại theo cáchcủa mình học thuyết của de Saussure. Còn có thể kể ra đây nhiều tên tuổi khác nữa(3). Mỗi một nhà khoa học này tuyệt đối có lối đi riêng của mình, thường là không phảikhông xung đột với các đồng nghiệp. Nhưng khuynh hướng chung thì đã được vạch trước,và sự vạch trước đó không phải là ngẫu nhiên, mà là xuất phát điểm được đặt ra của một bộmôn khoa học. Vì sao điều đó lại cần thiết đến vậy? Cần tính rằng Saussure (thiên tài củanhà bác học này thì khỏi cần phải khẳng định) hiện ra trước chúng ta chỉ là qua các ghi chépcủa học trò ông. Các học trò bao giờ cũng nhìn ông thầy của mình hơi lý tưởng hóa, do đóông thầy bị mất đi một phần không nhỏ giá trị của mình. Nhưng vấn đề không chỉ ở đó.Trong tư tưởng ngôn ngữ học Saussure, tức là không phải qua chính các bản ghi bài giảngcủa Saussure(4) mà trong hệ thống khoa học của ông xét như một chỉnh thể có một số điểmtất yếu dẫn chúng ta đến những nghịch lý. Nghịch lý đầu tiên là ở chỗ nó đưa vào tay chúngta một hệ thống giao tiếp, một hệ thống ký hiệu với một người phát và một người nhận – vàmột bộ mã chung cho cả hai người. Nhiệm vụ của hệ thống này là truyền đạt thông báo từngười phát đến người nhận một cách chính xác và chân thực cao nhất. Nếu chất lượngthông báo được truyền đi thay đổi thì chúng ta giải thích đó là tiếng ồn ở kênh liên lạc, là sựméo lệch, là sai lầm, nghĩa là tất cả những thứ mà lẽ dĩ nhiên là không có trong hệ thống lýtưởng được nghĩ ra. Nếu quả thực vậy thì câu hỏi đầu tiên đặt ra là: vì sao trong trường hợpđó lại hiện diện nhiều hệ thống giao tiếp song hành đến vậy? Được rồi, chúng ta trả lời, mộtsố độ dư thông tin khi mã hóa sẽ bảo đảm độ tin cậy cho chúng ta. Vậy liệu chúng ta cóthừa nhận sự tồn tại của balê bên cạnh tiểu thuyết không: liệu balê có nâng cao tính chânthực của tiểu thuyết không? Có thể, điều đó diễn ra mà không cần có balê chăng? Ta hãythử đặt mình vào địa vị không phải của một Chúa Trời, mà của một vị “tổng công trình sư”đang tạo lập lại văn hóa nhân loại và đưa cho chúng ta chỉ những cái ông ấy thấy là thực sựcần thiết. Ông ấy có cho ta xiếc hay không? Hay chẳng cần xiếc cũng được? Chúng ta cầnđiện ảnh chăng? Balê chăng? Những vụ cãi cọ bất tận ngoài phố chăng? Cuộc trò chuyệncủa hai người trên phố chăng? Nên bỏ hết tất cả những thứ đó hay không nên? Có thể liệttất cả những thứ đó vào gánh nặng ngôn ngữ mà vẫn không sợ bị thua chăng? Theo quanđiểm học thuyết cổ điển của de Saussure văn hóa là một cơ chế xa xỉ không thể tưởng nổi.Hơn thế, nhà nghiên cứu văn hóa cũng còn biết rằng văn hóa có trong tay mình những cơchế ngày càng làm tăng thêm sự thừa thãi đó. Trước mắt chúng ta, trước mắt thế hệ tôi, điệnảnh đã thành một nghệ thuật. Trước đây nó không phải là nghệ thuật. Khá lắm thì điện ảnhcũng chỉ là một trò tiêu khiển mua vui, chỉ mới gần đây nó mới trở thành nghệ thuật. Sốlượng các nghệ thuật tăng lên không chỉ bằng cách tạo ra những sự hợp nhất mới; cho đếnthế kỷ XIX các chuyên gia mỹ học hàng đầu vẫn chưa xếp tranh thánh Nga vào nghệ thuật,khá lắm thì họ cũng chỉ coi nó là thứ hội họa chưa hoàn thiện (y như tranh của Giotto hồitrước bị coi là trò trẻ con). Hiện nay không còn ai đồng ý với điều đó nữa. Số lượng nhữngthứ chúng ta đưa vào kho thẩm mỹ của chúng ta tăng lên từng ngày. Vì sao? Cho đến naychưa ai trả lời được điều này. Câu hỏi thứ hai: nếu mục đích của chúng ta chỉ là tìm cách truyền thông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản của Bakhtin và những vấn đề cấp bách của Kí hiệu học Di sản của Bakhtin và nhữngvấn đề cấp bách của Kí hiệu học Trong phiên khai mạc hội nghị đã nói rằng các nghiên cứu của Bakhtin có ý nghĩaliên bộ môn, vì thế tôi xin phép lưu ý những người tham dự đến một vài phương diện trongdi sản lý thuyết của Bakhtin liên quan đến các vấn đề của ký hiệu học hiện đại, hẹp hơn làđến các vấn đề của trí tuệ nghệ thuật. Trong thực tế không có trí tuệ nghệ thuật, nhưng vấnđề khoa học này thì có. Nếu chúng ta nói về di sản của Bakhtin thì sẽ nảy sinh câu hỏi vềquan hệ của nó đối với di sản của phái hình thức luận Nga mà vào thời đó đang là một thựctế ngữ văn sống động chứ chưa trở thành lịch sử. Chúng tôi có đầy đủ cơ sở để lưu ý đếnnhững ý kiến mang tính luận chiến của M.M. Bakhtin. Tôi muốn đề cập ở đây hai vấn đề,nhưng đây thậm chí không phải là nói về sự luận chiến của ông với phái hình thức Nga, màlà về sự bàn luận và làm rõ ra quan niệm của Ferdinand de Saussure, người đã có lý thuyếtngôn ngữ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự không chỉ trong lịch sử ngôn ngữ học, màtrong toàn bộ các khoa học nhân văn thời kỳ này. Không hề hạ thấp thành công và ý nghĩa các tư tưởng của de Saussure, chúng ta cóquyền nói về những vấn đề sau đó đã nảy sinh trước khoa học, bởi vì mỗi hệ thống khoahọc thành công đòi hỏi phải được tiếp tục phát triển, mà về mặt nào đó cũng cần đến mộtthái độ phê phán ở giai đoạn phát triển tiếp theo của nó. Ở đây trong di sản của Bakhtin cóhai điều đáng chú ý.Thứ nhất, điều khẳng định của ông về tính động của ký hiệu ngôn ngữ.Ký hiệu bộc lộ mình không phải như một hiện hữu cụ thể, mà là một quan hệ động giữa cáiđược biểu đạt và cái biểu đạt, đồng thời cái được biểu đạt không phải là một quan niệm cụthể nào đó, mà chỉ là sự vận động về phía quan niệm(1). Bakhtin kiên trì điều này cả trongsách của Voloshinov và trong sách riêng của mình(2). Thứ hai, đó là tư tưởng về đối thoạihọc. Cần phải nói ngay rằng khái niệm “đối thoại” do Bakhtin đưa ra trong các công trìnhcủa ông thường là mang tính ẩn dụ và vốn rất bất định. Khái niệm này chỉ dần dần được xácđịnh theo đà phát triển của khoa học. Lẽ dĩ nhiên ở đây cần luôn luôn lưu ý rằng Bakhtinhoàn toàn không phải là người duy nhất nắm vững luận điểm cơ bản của F. de Saussure. Vàkhi xác định vị trí của ông trong khoa học thời ấy chúng ta không nên quên rằng Yu.N.Tynjanov cũng làm việc trong luồng mạch đó, nhiều công trình của R.O. Jakobson gần gũivới khuynh hướng này, toàn bộ con đường khoa học của Jakobson là duyệt xét lại theo cáchcủa mình học thuyết của de Saussure. Còn có thể kể ra đây nhiều tên tuổi khác nữa(3). Mỗi một nhà khoa học này tuyệt đối có lối đi riêng của mình, thường là không phảikhông xung đột với các đồng nghiệp. Nhưng khuynh hướng chung thì đã được vạch trước,và sự vạch trước đó không phải là ngẫu nhiên, mà là xuất phát điểm được đặt ra của một bộmôn khoa học. Vì sao điều đó lại cần thiết đến vậy? Cần tính rằng Saussure (thiên tài củanhà bác học này thì khỏi cần phải khẳng định) hiện ra trước chúng ta chỉ là qua các ghi chépcủa học trò ông. Các học trò bao giờ cũng nhìn ông thầy của mình hơi lý tưởng hóa, do đóông thầy bị mất đi một phần không nhỏ giá trị của mình. Nhưng vấn đề không chỉ ở đó.Trong tư tưởng ngôn ngữ học Saussure, tức là không phải qua chính các bản ghi bài giảngcủa Saussure(4) mà trong hệ thống khoa học của ông xét như một chỉnh thể có một số điểmtất yếu dẫn chúng ta đến những nghịch lý. Nghịch lý đầu tiên là ở chỗ nó đưa vào tay chúngta một hệ thống giao tiếp, một hệ thống ký hiệu với một người phát và một người nhận – vàmột bộ mã chung cho cả hai người. Nhiệm vụ của hệ thống này là truyền đạt thông báo từngười phát đến người nhận một cách chính xác và chân thực cao nhất. Nếu chất lượngthông báo được truyền đi thay đổi thì chúng ta giải thích đó là tiếng ồn ở kênh liên lạc, là sựméo lệch, là sai lầm, nghĩa là tất cả những thứ mà lẽ dĩ nhiên là không có trong hệ thống lýtưởng được nghĩ ra. Nếu quả thực vậy thì câu hỏi đầu tiên đặt ra là: vì sao trong trường hợpđó lại hiện diện nhiều hệ thống giao tiếp song hành đến vậy? Được rồi, chúng ta trả lời, mộtsố độ dư thông tin khi mã hóa sẽ bảo đảm độ tin cậy cho chúng ta. Vậy liệu chúng ta cóthừa nhận sự tồn tại của balê bên cạnh tiểu thuyết không: liệu balê có nâng cao tính chânthực của tiểu thuyết không? Có thể, điều đó diễn ra mà không cần có balê chăng? Ta hãythử đặt mình vào địa vị không phải của một Chúa Trời, mà của một vị “tổng công trình sư”đang tạo lập lại văn hóa nhân loại và đưa cho chúng ta chỉ những cái ông ấy thấy là thực sựcần thiết. Ông ấy có cho ta xiếc hay không? Hay chẳng cần xiếc cũng được? Chúng ta cầnđiện ảnh chăng? Balê chăng? Những vụ cãi cọ bất tận ngoài phố chăng? Cuộc trò chuyệncủa hai người trên phố chăng? Nên bỏ hết tất cả những thứ đó hay không nên? Có thể liệttất cả những thứ đó vào gánh nặng ngôn ngữ mà vẫn không sợ bị thua chăng? Theo quanđiểm học thuyết cổ điển của de Saussure văn hóa là một cơ chế xa xỉ không thể tưởng nổi.Hơn thế, nhà nghiên cứu văn hóa cũng còn biết rằng văn hóa có trong tay mình những cơchế ngày càng làm tăng thêm sự thừa thãi đó. Trước mắt chúng ta, trước mắt thế hệ tôi, điệnảnh đã thành một nghệ thuật. Trước đây nó không phải là nghệ thuật. Khá lắm thì điện ảnhcũng chỉ là một trò tiêu khiển mua vui, chỉ mới gần đây nó mới trở thành nghệ thuật. Sốlượng các nghệ thuật tăng lên không chỉ bằng cách tạo ra những sự hợp nhất mới; cho đếnthế kỷ XIX các chuyên gia mỹ học hàng đầu vẫn chưa xếp tranh thánh Nga vào nghệ thuật,khá lắm thì họ cũng chỉ coi nó là thứ hội họa chưa hoàn thiện (y như tranh của Giotto hồitrước bị coi là trò trẻ con). Hiện nay không còn ai đồng ý với điều đó nữa. Số lượng nhữngthứ chúng ta đưa vào kho thẩm mỹ của chúng ta tăng lên từng ngày. Vì sao? Cho đến naychưa ai trả lời được điều này. Câu hỏi thứ hai: nếu mục đích của chúng ta chỉ là tìm cách truyền thông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3401 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 750 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 719 0 0 -
6 trang 612 0 0
-
2 trang 459 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 395 0 0 -
4 trang 374 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 316 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 245 0 0