Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.11 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu về hệ thống thủy nông đập Đồng Cam nổi bật không chỉ ở miền Trung mà còn tiêu biểu và đại diện cho Việt Nam về văn minh lúa nước theo phương thức truyền thống “dẫn thủy nhập điền”. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đồng Cam phù hợp chiến lược toàn cầu về an ninh nguồn nước và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VÀ BẢO TỒN DI SẢN Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 1. Lời nói đầu Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam từ bao đời nay luôn coi thủy lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong những biện pháp nền tảng của canh tác: “Nước - Phân - Cần - Giống”. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, hệ thống đê điều và thủy lợi nước ta được người dân chung sức đồng lòng, bền bỉ xây dựng và cuộc đấu tranh với thiên tai, chống hạn hán, lũ lụt đã trở thành truyền thống anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Hệ thống thủy nông đập Đồng Cam tại tỉnh Phú Yên là một trong ba công trình đại thủy nông ở miền Trung, không chỉ có giá trị lớn về kinh tế mà còn có giá trị thẩm mĩ và kỹ thuật rất cao, được xây dựng với công sức của hàng vạn người dân địa phương. Hệ thống đập thủy nông đập Đồng Cam có { nghĩa tạo dựng vùng định cư nông nghiệp và nông thôn của Phú Yên, phản ánh đầy đủ các giá trị truyền thống văn hóa lúa nước và nông nghiệp lâu đời ở Việt Nam. Các giá trị phổ quát của hệ thống Đập và kênh mương tưới tiêu Đồng Cam cần được đánh giá đầy đủ, để phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với các mô hình định cư nông thôn lưu vực sông Ba. Đây là tiền đề để định hướng phát triển kinh tế du lịch và phát triển quy hoạch chung thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên, đập Đồng Cam Cảnh quan thiên nhiên đập Đồng Cam và nằm ở cực tây huyện Phú Hòa hạ lưu Sông Ba 2. Các công trình đại thủy nông ở Việt Nam và đập Đồng Cam Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Bộ, Pháp thành lập một Ủy ban nằm trong bộ tham mưu soái phủ Sài Gòn, chuyên nghiên cứu xác định những kênh rạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng. Việc tăng cường đào vét kênh mương ở miền Tây Nam Bộ đã tạo tiền đề thuận lợi cho giao thông thủy và sự hình thành các đồn điền nông nghiệp của Pháp ở phía Nam. Ở Bắc Bộ, việc xây dựng, khai thác thủy lợi của Pháp bắt đầu muộn hơn, sau khi đã hoàn thành việc mở rộng xâm lược ra Bắc Kz và Trung Kz, bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Ở Trung Kz, với dãy Trường Sơn ăn sâu ra biển, đồng bằng phần lớn là nhỏ hẹp, địa hình có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy lớn, lũ lớn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nóng, nên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trồng lúa. Dưới thời thuộc Pháp, tại Trung Kz đã xây dựng 3 công trình đại thủy nông vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, đó là đập Bái Thượng, tỉnh Thanh Hóa; đập Bara Đô Lương, tỉnh Nghệ An và đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên. Trước khi có đập Đồng Cam, cánh đồng Tuy Hòa chỉ sản xuất được một vụ lúa, hoàn toàn trông chờ vào nước trời. Mùa khô, cả cánh đồng rộng lớn biến thành vùng đất khô cằn, việc dẫn nước tưới tiêu cho đồng lúa Tuy Hòa bấy giờ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người 2 dân. Từ năm 1889, người Pháp bắt đầu nghiên cứu để xây dựng công trình thủy lợi, đưa nước sông Ba tưới cho đồng bằng Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy theo phương pháp “dẫn thủy nhập điền” cổ truyền của người Chăm được xây dựng dưới vương triều Ayaru. Năm 1904, các kỹ sư người Pháp mới chính thức bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế hệ thống thủy nông Đồng Cam dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Desbos, người được tôn vinh là bậc thầy đã khai sinh các công trình thủy lợi ở Đông Dương. Kỹ sư Fayard trực tiếp thiết lập đồ án nhưng do khó khăn kinh phí nên chưa thể triển khai. Đến năm 1920, kỹ sư Nordey tiếp tục hoàn thiện đồ án dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Lefèvre và đồ án được duyệt ngày 30/11/1923. Công trình khởi công xây dựng năm 1924, hoàn thành đập chính năm 1930 và đến năm 1932 toàn bộ hệ thống thủy nông mới được hoàn thành. Ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng, cánh đồng Tuy Hòa đã sản xuất ổn định 2 vụ/năm, nhanh chóng trở thành vựa lúa lớn nhất miền Trung. Tiếp đó hình thành vùng nguyên liệu mía và ra đời của Nhà máy đường Đồng Bò, cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng nhất tại địa bàn Phú Yên trước năm 1945. 3. Công trình thủy lợi tiêu biểu, là kiệt tác xây dựng thể kỷ XX Đập Đồng Cam trên sông Ba ở Phú Yên là công trình thủy lợi tiêu biểu do người Pháp khảo sát, thiết kế và xây dựng, là kiệt tác về xây dựng trong thế kỷ XX. Đập được xây dựng vững chắc trên nền đá granit, toàn bộ thân đập dài 688m nối liền với núi Trù Cát ở bờ bắc với núi Qui Hậu ở bờ nam. Đập có chiều cao 22.4m so với mặt nước biển, con số này đã được tính toán ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VÀ BẢO TỒN DI SẢN Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 1. Lời nói đầu Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam từ bao đời nay luôn coi thủy lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong những biện pháp nền tảng của canh tác: “Nước - Phân - Cần - Giống”. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, hệ thống đê điều và thủy lợi nước ta được người dân chung sức đồng lòng, bền bỉ xây dựng và cuộc đấu tranh với thiên tai, chống hạn hán, lũ lụt đã trở thành truyền thống anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Hệ thống thủy nông đập Đồng Cam tại tỉnh Phú Yên là một trong ba công trình đại thủy nông ở miền Trung, không chỉ có giá trị lớn về kinh tế mà còn có giá trị thẩm mĩ và kỹ thuật rất cao, được xây dựng với công sức của hàng vạn người dân địa phương. Hệ thống đập thủy nông đập Đồng Cam có { nghĩa tạo dựng vùng định cư nông nghiệp và nông thôn của Phú Yên, phản ánh đầy đủ các giá trị truyền thống văn hóa lúa nước và nông nghiệp lâu đời ở Việt Nam. Các giá trị phổ quát của hệ thống Đập và kênh mương tưới tiêu Đồng Cam cần được đánh giá đầy đủ, để phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với các mô hình định cư nông thôn lưu vực sông Ba. Đây là tiền đề để định hướng phát triển kinh tế du lịch và phát triển quy hoạch chung thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên, đập Đồng Cam Cảnh quan thiên nhiên đập Đồng Cam và nằm ở cực tây huyện Phú Hòa hạ lưu Sông Ba 2. Các công trình đại thủy nông ở Việt Nam và đập Đồng Cam Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Bộ, Pháp thành lập một Ủy ban nằm trong bộ tham mưu soái phủ Sài Gòn, chuyên nghiên cứu xác định những kênh rạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng. Việc tăng cường đào vét kênh mương ở miền Tây Nam Bộ đã tạo tiền đề thuận lợi cho giao thông thủy và sự hình thành các đồn điền nông nghiệp của Pháp ở phía Nam. Ở Bắc Bộ, việc xây dựng, khai thác thủy lợi của Pháp bắt đầu muộn hơn, sau khi đã hoàn thành việc mở rộng xâm lược ra Bắc Kz và Trung Kz, bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Ở Trung Kz, với dãy Trường Sơn ăn sâu ra biển, đồng bằng phần lớn là nhỏ hẹp, địa hình có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy lớn, lũ lớn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nóng, nên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trồng lúa. Dưới thời thuộc Pháp, tại Trung Kz đã xây dựng 3 công trình đại thủy nông vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, đó là đập Bái Thượng, tỉnh Thanh Hóa; đập Bara Đô Lương, tỉnh Nghệ An và đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên. Trước khi có đập Đồng Cam, cánh đồng Tuy Hòa chỉ sản xuất được một vụ lúa, hoàn toàn trông chờ vào nước trời. Mùa khô, cả cánh đồng rộng lớn biến thành vùng đất khô cằn, việc dẫn nước tưới tiêu cho đồng lúa Tuy Hòa bấy giờ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người 2 dân. Từ năm 1889, người Pháp bắt đầu nghiên cứu để xây dựng công trình thủy lợi, đưa nước sông Ba tưới cho đồng bằng Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy theo phương pháp “dẫn thủy nhập điền” cổ truyền của người Chăm được xây dựng dưới vương triều Ayaru. Năm 1904, các kỹ sư người Pháp mới chính thức bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế hệ thống thủy nông Đồng Cam dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Desbos, người được tôn vinh là bậc thầy đã khai sinh các công trình thủy lợi ở Đông Dương. Kỹ sư Fayard trực tiếp thiết lập đồ án nhưng do khó khăn kinh phí nên chưa thể triển khai. Đến năm 1920, kỹ sư Nordey tiếp tục hoàn thiện đồ án dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Lefèvre và đồ án được duyệt ngày 30/11/1923. Công trình khởi công xây dựng năm 1924, hoàn thành đập chính năm 1930 và đến năm 1932 toàn bộ hệ thống thủy nông mới được hoàn thành. Ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng, cánh đồng Tuy Hòa đã sản xuất ổn định 2 vụ/năm, nhanh chóng trở thành vựa lúa lớn nhất miền Trung. Tiếp đó hình thành vùng nguyên liệu mía và ra đời của Nhà máy đường Đồng Bò, cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng nhất tại địa bàn Phú Yên trước năm 1945. 3. Công trình thủy lợi tiêu biểu, là kiệt tác xây dựng thể kỷ XX Đập Đồng Cam trên sông Ba ở Phú Yên là công trình thủy lợi tiêu biểu do người Pháp khảo sát, thiết kế và xây dựng, là kiệt tác về xây dựng trong thế kỷ XX. Đập được xây dựng vững chắc trên nền đá granit, toàn bộ thân đập dài 688m nối liền với núi Trù Cát ở bờ bắc với núi Qui Hậu ở bờ nam. Đập có chiều cao 22.4m so với mặt nước biển, con số này đã được tính toán ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di sản nông nghiệp Hệ thống thủy nông Nền văn minh lúa nước An ninh nguồn nước Du lịch văn hóa cộng đồng Du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 107 0 0
-
219 trang 105 2 0
-
134 trang 88 0 0
-
14 trang 71 0 0
-
3 trang 68 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
0 trang 56 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường ở vườn quốc gia Ba Vì
72 trang 52 0 0 -
226 trang 51 0 0
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên
5 trang 48 0 0 -
Đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
11 trang 47 0 0