Danh mục

Di sản văn hóa – lợi thế của huế trong việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 667.46 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sức mạnh mềm và phân tích lợi thế của Huế đối với việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản văn hóa – lợi thế của huế trong việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam hiện nay Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129, Số 6E, 2020, Tr. 83–89; DOI: https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6074 DI SẢN VĂN HÓA – LỢI THẾ CỦA HUẾ TRONG VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thị Quý Đức* Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Việt NamTóm tắt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở rộng, tăng cường quan hệ đối ngoại trên cơ sở hòabình, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành một xu thế tất yếu. Với sự thay đổi đó thì bên cạnh sức mạnh cứngtruyền thống, sức mạnh mềm hiện đang được nhiều nước trên thế giới chú trọng triển khai trong chínhsách ngoại giao nhằm thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Là một thực thể đang tích cực hội nhậpquốc tế, Việt Nam không thể tách rời khỏi quỹ đạo chung đó. Trong dòng chảy ấy, Huế với những di sảnvăn hóa được UNESCO công nhận trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc phát huy sức mạnhmềm của Việt Nam hiện nay. Bài báo góp phần làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến sức mạnh mềmvà phân tích lợi thế của Huế đối với việc phát huy sức mạnh mềm của Việt Nam.Từ khóa: di sản văn hóa, Huế, sức mạnh mềm, Việt Nam1. Mở đầu Trong quan hệ quốc tế hiện nay, tầm quan trọng của sức mạnh mềm ngày càng gia tăng.Đây được xem là một nguồn “tài nguyên quyền lực” mới của quốc gia, có tác động và ảnhhưởng mạnh mẽ đến quan hệ giữa các nước trên thế giới. Với sự xuất hiện của xu hướng toàncầu hóa cũng như những đổi thay của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh mềmlà một thành tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ trongviệc mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốctế. Vì lẽ đó, việc khai thác và phát huy sức mạnh mềm trở thành một trong những nội dungquan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.2. Một số vấn đề liên quan đến sức mạnh mềm2.1. Sức mạnh mềm là gì? “Sức mạnh mềm” – “Soft power” là khái niệm do Joseph Nye, giáo sư người Mỹ, nguyênTrợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, chính thức đưa ra vào đầu thập niên 1990. Theo ông, sức*Liên hệ: lequiduc.his.sp@gmail.comNhận bài:18-5-2020; Hoàn thành phản biện: 26-7-2020; Ngày nhận đăng: 30-9-2020Lê Thị Quý Đức Tập 129, Số 6E, 2020mạnh mềm là “một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phảiép bức hoặc dụ dỗ”1. Nói cách khác, “sức mạnh mềm” là khả năng tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút để cácnước khác “tự nguyện” thay đổi hành vi, chính sách phù hợp với điều mà mình muốn, thay vìcưỡng bức thông qua sức mạnh cứng (kinh tế hay quân sự). Nếu như “sức mạnh cứng” là ápđặt, cưỡng bức thì “sức mạnh mềm” là khơi gợi, thu hút, là tự giác đi theo. Cũng theo Joseph Nye, cùng với những giá trị chính trị và chính sách đối ngoại thì giá trị vănhóa là ba thành tố cấu thành sức mạnh mềm của mỗi quốc gia.2.2. Vì sao Việt Nam cần chú trọng phát huy sức mạnh mềm trong bối cảnh hiện nay? Yêu cầu khách quan: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hòa bình và hợp tác trở thành xu thế nổibật, chi phối các mối quan hệ quốc tế. Việc sử dụng và lạm dụng sức mạnh cứng (ép buộc bằngkinh tế, uy hiếp về quân sự...) để giải quyết mâu thuẫn, nhằm đạt được mục tiêu của “kẻ mạnh”rất dễ vấp phải sự phản ứng từ quốc tế, nhiều khi không phát huy được tác dụng, thậm chí dẫnđến thất bại, bị cô lập, làm suy giảm vị thế, uy tín, hình ảnh của quốc gia trong quan hệ quốc tế.Trong khi đó, sức mạnh mềm, với nội hàm của nó, ngày càng có vai trò quan trọng trong việcgiữ vững ổn định quốc gia, tăng cường hội nhập quốc tế, cũng như phát huy tầm ảnh hưởngcủa quốc gia đó trên thế giới. Điều kiện chủ quan: Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế chưamạnh, do đó khó có thể sử dụng sức mạnh cứng như là công cụ chủ đạo trong việc nâng cao vịthế quốc gia. Trong khi đó, là một đất nước với lịch sử mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta rấtgiàu nguồn lực văn hóa, từ những giá trị vật chất đến những giá trị tinh thần. Đây được coi là lợithế hết sức to lớn và rõ ràng cho Việt Nam trong việc phát huy sức mạnh mềm, biến nó trởthành một công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại. Thông qua các giá trịvăn hóa ấy, Việt Nam có thể tác động “một cách tự nhiên”, từ đó sẽ dễ dàng gây ảnh hưởng đếncác quốc gia khác. Trong xu thế khách quan kết hợp với nội lực sẵn có đó, việc chú trọng sử dụng sức mạnhmềm trong đối ngoại trở thành một hướng đi tất yếu của Việt Nam. Qua đó, có thể phát huy ...

Tài liệu được xem nhiều: