Danh mục

Di sản văn hóa phi vật thể của cư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với định hướng phát triển bền vững xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.18 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, trên cơ sở các nguồn tư liệu thành văn và tư liệu điền dã tại các làng biển ở Thừa Thiên Huế tập trung nêu bật những giá trị đặc trưng về di sản văn hóa phi vật thể và vai trò của nó với sự phát triển bền vững xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản văn hóa phi vật thể của cư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với định hướng phát triển bền vững xã hộiTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỚI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI Nguyễn Thị Hoài Phúc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: hoaiphuc85@gmail.com Ngày nhận bài: 02/3/2021; ngày hoàn thành phản biện: 6/3/2021; ngày duyệt đăng: 15/4/2021 TÓM TẮT Cộng đồng cư dân vùng ven biển Thừa Thiên Huế với hệ thống các loại hình văn hóa phi vật thể, như những tập tục, tín ngưỡng, kiêng kỵ, lễ nghi, lễ hội,… được hình thành, đúc kết và lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, là nguồn lực tinh thần của sự phát triển bền vững xã hội, mà còn góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững xã hội của Đảng ta. Bài viết này, trên cơ sở các nguồn tư liệu thành văn và tư liệu điền dã tại các làng biển ở Thừa Thiên Huế tập trung nêu bật những giá trị đặc trưng về di sản văn hóa phi vật thể và vai trò của nó với sự phát triển bền vững xã hội. Từ khóa: Cư dân ven biển, Di sản văn hóa phi vật thể, phát triển bền vững, Thừa Thiên Huế.1. MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển hiện nay, bên cạnh kinh tế và môi trường, văn hóa đượccoi là nhân tố rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững xã hội. Văn hóa, đặcbiệt là văn hóa phi vật thể được coi là hồn cốt, là nguồn lực sức mạnh tinh thần cho sựphát triển đó. Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ghi nhận“tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng vănhóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững”1 . Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài trên 120 km với một cộng đồng cư dânven biển đông đảo; từ lâu đời cộng đồng dân cư đó đã đúc kết, tạo dựng cho mình mộtkho tàng văn hóa biển, mà đặc biệt là văn hóa phi vật thể, như hệ thống những tínngưỡng và lễ hội liên quan đến biển, những thần tích, thần phả, những tri thức bản1 http://www.unesco.org/new/fileadmin/MULTIMEDIA/FIELD/Hanoi/pdf/Convention_2003.pdf 71Di sản văn hóa phi vật thể của cư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế …địa, văn hóa dân gian,.... Khai thác những giá trị di sản văn hóa phi vật thể đó ngàycàng đóng vai trò không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, thực hiện chức năng kết dínhcộng đồng, khơi dậy tinh thần yêu quê hương, đất nước của người dân, mà còn gópphần phát triển bền vững xã hội và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững xã hộicủa Đảng ta. Do tầm quan trọng đó, nên gần đây nhiều nhà khoa học đã quan tâm tiếpcận hướng nghiên cứu này. Theo đó, đã có những công trình được công bố, tiêu biểunhư Lê Văn Kỳ và cộng sự (2000),“Làng biển Thuận An” [6]; Trần Hồng (2014), “Các lễhội vùng biển miền Trung”[3] …. Tuy nhiên, vấn đề vai trò di sản văn hóa phi vật thểcủa cư dân ven biển Thừa Thiên Huế với phát triển bền vững xã hội vẫn còn là khoảngtrống trong khoa học. Bài viết này trên cơ sở các nguồn tư liệu thành văn và tư liệuđiền dã tại các làng biển Lăng Cô, Thuận An ở tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung tìm hiểu2 vấn đề cơ bản: (1) Những di sản văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển ThừaThiên Huế; (2) Vai trò di sản văn hóa phi vật thể của cư dân vùng ven biển Thừa ThiênHuế với phát triển bền vững xã hội.2. NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA CƯ DÂN VÙNG VEN BIỂNTHỪA THIÊN HUẾ Văn hóa phi vật thể, có thể xem là một dòng chảy tâm linh tồn tại vững chãi vàbền bỉ trong đời sống cộng đồng. Trải qua nhiều thế hệ, những giá trị văn hóa tinhthần đó đã trở thành tài sản của con người trong cuộc sống hài hòa với tự nhiên, chứađựng trong lòng nó một thái độ và một hệ thống những hành vi ứng xử của con ngườivới con người và của con người với thiên nhiên trong một mối quan hệ hài hòa, thânthiện vốn không thể tách rời... Văn hóa phi vật thể luôn mang màu sắc dân gian, có sựgắn bó chặt chẽ, đồng hành với đời sống và trở thành những “di sản sống”, những “giátrị sống”. Đối với cư dân ven biển, văn hóa phi vật thể được biểu hiện dưới nhiều dạngthức. Đó là những kinh nghiệm sống và làm ăn của cư dân được tích tụ và truyền lại từnhiều thế hệ. Đó là những tri thức được tích lũy và ứng dụng thông qua sinh hoạtthường nhật và lao động sản xuất mùa vụ. Đó là những tín ngưỡng, dân ca, truyềnthuyết, thần thoại được sáng tạo và hội nhập từ nhiều nền văn hóa và văn minh, ...

Tài liệu được xem nhiều: