Danh mục

Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 712.69 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ mú. Trong quá trình sinh sống, đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ, mang đậm dấu ấn tộc người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI DI SẢN VẬT THỂ VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY TỈNH THANH HÓA ThS. Bùi Thị Hậu1 Tóm tắt: Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ củađồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ mú. Trong quá trình sinh sống,đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ, mangđậm dấu ấn tộc người. Di sản văn hóa vật thể của vùng chủ yếu là di tích lịch sử và danh lamthắng cảnh - nguồn tài nguyên quan trọng giúp cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân, việc khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể của vùng còn hạnchế, chưa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển như nhiều vùng miền khác. Từ khóa: Biên giới phía Tây Thanh Hóa, di sản vật thể, bảo tồn và phát huy giá trị. 1. Vài nét về vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa Khái niệm “Vùng biên giới” là chỉ khu vực hành chính cấp huyện của hai bên tiếp giápđường biên giới2. Thanh Hóa có 192 km tiếp giáp tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào. Do vậy, vùng biên giới phía Tây của tỉnh được xác định thuộc địa bàn 5 huyện miềnnúi (Mường Lát, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh) gồm 16 xã biên giới với154 thôn, bản, có tổng diện tích tự nhiên là 4.012,72 km2, với 14.219 hộ/67.093 khẩu3. Với vị trí địa lý như trên, điều kiện tự nhiên vùng biên giới xứ Thanh khắc nghiệt, bịchia cắt bởi các dãy núi cao, sông sâu, xen giữa thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo hệ thốngsông Mã, sông Luồng, sông Lò. Diện tích đồi núi chiếm 91%. Độ cao trung bình thấp nhấtkhoảng 500 m. Độ dốc lớn gây khó khăn cho việc đi lại giữa các bản làng đồng thời dễ bị lũống gây thiệt hại lớn về người và của. Về dân cư, đây là nơi sinh sống lâu đời của các tộc người: Thái, Mường, Mông, Dao,Khơ Mú và một ít người Kinh. Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Thanh Hóa(2017), người Thái chiếm 63%, Mông 24%, Mường 6%, người Kinh chiếm khoảng 4%, cònlại người Khơ Mú và Dao chiếm 3%. Với đặc điểm địa hình núi cao bị chia cắt nên mật độdân cư ở đây thưa thớt. Trừ những bản, làng người Thái, Mường, Kinh có truyền thống địnhcanh định cư còn các bản Mông, Dao thường du canh du cư, di cư tự do. Là khu vực biên giớinên quá trình định canh định cư tại khu vực này không thường xuyên, lâu dài giống vùngthung lũng và đồng bằng mà quá trình du canh du cư, di cư tự do lại thường xuyên hơn vàdiễn biến khá phức tạp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm của hệ thống di sản vănhóa của vùng. Vùng biên giới phía Tây là vùng sâu, vùng xa, hầu hết các xã đều thuộc diện 135, giaothông đi lại khó khăn. Đặc biệt, do địa hình chia cắt nên nhiều bản cách trung tâm khá xakhoảng 20 km, có bản lại nằm trên các đỉnh núi cao. Mặc dù, được sự quan tâm của Đảng vàNhà nước cùng với sự cố gắng của các lực lượng chức năng ở địa phương nhưng tỷ lệ nghèo1 Khoa Văn hóa - Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Nghị định về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Số: 34/2014/NĐ-CP).3 Số liệu năm 2019, do Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa cung cấp. 35 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIđói của vùng chiếm đến 50 - 60%, thuộc diện cao nhất trong tỉnh. Đây cũng là nơi có dân tríthấp, tỷ lệ mù chữ cao. Từ xưa đến nay, vùng biên giới luôn được xác định là “lá chắn” về an ninh quốc phòngcủa đất nước. Các yếu tố: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... luôn “nhạy cảm” hơn so với cácvùng miền khác. Cho đến nay, vùng đất này còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa trên cả haibình diện tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, do mặt bằng dân trí còn thấp, nên hiện nay nhiềugiá trị văn hóa truyền thống đã bị biến đổi hoặc biến mất, trong khi đó, hủ tục lạc hậu lại tồntại dai dẳng gây khó khăn cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới. 2. Hệ thống di sản văn hóa vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa 2.1. Về số lượng và loại hình di sản văn hóa vật thể Luật Di sản văn hóa quy định, di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịchsử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,bảo vật quốc gia. Vùng biên giới phía Tây thuộc vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khănnên trong phạm vi bài viết này chỉ điều tra khảo sát tại 70 làng, bản/ 9 xã (đại diện). Kết quảcho thấy loại hình di sản văn hóa vật thể các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóakhá phong phú, đa dạng. Trong đó, tiêu biểu, điển hình nhất còn lại hiện nay là loại hình nhàsàn cổ của dân tộc Thái, nhà trình tường của ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều: