Danh mục

DI TÍCH CHĂM Phần 2: Tháp Bằng An

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.09 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DI TÍCH CHĂM Phần 2: Tháp Bằng AnTháp Bằng An thuộc làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 606, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Bằng An, vua Bhadravarman II cho xây dựng một đền thờ tên là Linga Paramesvara (thượng đế tuyệt đỉnh-một tên hiệu của thần Siva). Theo các nhà nghiên cứu thì tấm bia này được xây dựng vào khoảng năm 875 đến 977 CN. Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
DI TÍCH CHĂM Phần 2: Tháp Bằng An DI TÍCH CHĂM Phần 2: Tháp Bằng An Tháp Bằng An thuộc làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh QuảngNam, nằm trên đường 606, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Bằng An, vua Bhadravarman II cho xâydựng một đền thờ tên là Linga Paramesvara (thượng đế tuyệt đỉnh-một tên hiệucủa thần Siva). Theo các nhà nghiên cứu thì tấm bia này được xây dựng vào khoảng năm 875 đến 977 CN. Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến nay (tháp Chánh Lộ ở Quảng Ngãi cũng có mặt bằng hình bát giác, nhưng đã sụp đổ từ lâu, không thể biết được hình dạng bên trên của nó). Chiều cao hiện nay của tháp trên 20m, đế tháp khá cao, thân tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4m. Phần tiền sảnh khá lớn, cửa ra vào ở hướng Đông, hai bên tiền sảnh có 2 cửa ra vào phụ. Tường tháp bằng phẳng, không có cửa giả, không có trụ ốp tường và hoa văn trang trí. Ở phần chân tường có các đường gờ kỷ hà loe dần ra tiếp xúc với phần đế tháp, trên đỉnh tường cũng được xây những đường gờ kỷ hà loe dần ra đỡ lấy vòm mái hình chóp, gồm 8 mái cong thu nhỏ dần và nhọn ở trên đỉnh. Trên các đường gờ dọc theo mái tháp còn để lại dấu vếtcủa những vật trang trí kiến trúc bằng sa thạch. Chóp tháp đ ã bị rơi mất. Trước đây phần tiền sảnh bị hư hại nặng, được Công chánh Pháp trùng tu vàonăm 1940, hai cửa phụ ra vào ở 2 bên tiền sảnh bị biến thành 2 cửa sổ. Bên ngoài tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch, chiếc vònglục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của Gajasimha Chánh Lộvà Chiên Đàn, bộ lông gáy được cách điệu, các móng chân được thể hiện rõ, chiếcvòi ngắn và cong lên. Dựa vào 2 pho tượng Gajasimha thuộc phong cách Chánh Lộ và mặt bằng củatháp Bằng An có hình bát giác như tháp Chánh Lộ, J.Boisselier đã định niên đạitháp Bằng An ngang với Chánh Lộ (thế kỷ XI). Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng kiểu thân tháp có hình trụ bát giác giốngnhư những chiếc cột lớn bằng gạch hình bát giác ở di tích Đồng Dương và Pô-Nagar, do đó niên đại của tháp khoảng cuối thế kỷ IX-đầu thế kỷ X, còn 2 tượngGajasimha được dựng vào thế kỷ sau, khi tháp vẫn còn là nơi thờ thần Siva. Theo ý kiến chúng tôi, hình dáng bên ngoàicủa tháp Bằng An giống như chiếc Linga khổnglồ, đó chính là Linga Paramesvara mà vuaBhadravarman II đã cho xây dựng vào cuối thế kỷIX, có thể tháp đã được tu sửa đôi lần, nhưng vềcơ bản vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu. Theo khảo tả và bản vẽ của H.Parmentier,trước đây trong khu vực này còn dấu vết nềnmóng của 2 kiến trúc phụ nhỏ, một ở phía TâyNam, một ở phía Đông Bắc tháp chính, nhưng ngày nay dấu vết của 2 kiến trúcphụ này đã bị biến mất vì lũ lụt. 2. Khu đền tháp Mỹ Sơn Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây-Nam. Năm 1895, C. Paris cho phát quang khu tháp này. Năm 1898-1899, hai học giả Pháp là L. Finot và L. De Lajonquière đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia. Năm 1901, H. Parmentier - kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu vềkiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên và cơ bản nhất về biký và kiến trúc tại Mỹ Sơn được L. Finot và H. Parmentier công bố trong kỷ yếucủa Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904. Căn cứ vào vị trí phân bố của nhóm tháp, H. Parmentier đã đặt tên các nhómtháp theo mẫu tự Latinh: - Nhóm A và A ( nhân dân địa phương thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17công trình. - Nhóm B,C,D ( tháp Chợ) có 27 công trình. - Nhóm E,F ( tháp Hố Khế) có 12 công trình. - Nhóm G có 5 công trình. - Nhóm H ( tháp Bàn Cờ) có 4 công trình. - Các công trình riêng lẽ: K,L,M,N. Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiệnviệc nghiên cứu, chứ nó hoàn toàn không có ýnghĩa về mặt niên đại. Theo nội dung một tấm bia tại khu A Mỹ Sơn,vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đãcho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thầnSiva-Bhadresvara. Trong văn bia ...

Tài liệu được xem nhiều: