Danh mục

di tích Huế - Đàn Sơn Xuyên

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.53 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đàn Sơn XuyênVài nét về lịch sử Đàn Sơn Xuyên Lịch sử các triều đại phong kiến nước ta trước thời Nguyễn chưa thấy nguồn tư liệu nào nhắc đến việc xây dựng đàn Sơn Xuyên. Dưới triều Nguyễn, mãi đến năm Minh Mạng thứ 21 (1840), các đàn tế “danh sơn đại xuyên” mới được thiết lập. Ở mỗi tỉnh, hằng năm mỗi khi triều đình tổ chức cúng tế xong là triệt giải chứ không làm kiên cố như đàn Sơn Xuyên ở Huế. Riêng về đàn Sơn Xuyên ở phủ Thừa Thiên, địa điểm xây dựng, quy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
di tích Huế - Đàn Sơn Xuyên Đàn Sơn XuyênVài nét về lịch sử Đàn Sơn Xuyên Lịch sử các triều đại phong kiến nước ta trước thời Nguyễn chưa thấynguồn tư liệu nào nhắc đến việc xây dựng đàn Sơn Xuyên. Dưới triều Nguyễn,mãi đến năm Minh Mạng thứ 21 (1840), các đàn tế “danh sơn đại xuyên” mớiđược thiết lập. Ở mỗi tỉnh, hằng năm mỗi khi triều đình tổ chức cúng tế xong làtriệt giải chứ không làm kiên cố như đàn Sơn Xuyên ở Huế. Riêng về đàn Sơn Xuyên ở phủ Thừa Thiên, địa điểm xây dựng, quy tắcxây dựng cũng như tế lễ được viết rõ ràng hơn trong sách Khâm định Đại Nam hộiđiển sự lệ tục biên: “Năm Tự Đức thứ 5 (1852): Chuẩn tấu, về việc xây dựng đànSơn Xuyên, nay đã chọn được một khu đất tại xứ Bộ Hóa thuộc địa phận hai xãDương Xuân Thượng, Hạ. Đây là chỗ rộng rãi, thoáng đãng, có thể đắp đàn. Vậynên theo mẫu đàn Xã Tắc mà liệu xây dựng. Về tầng thứ nhất qui chế hình vuông,mỗi bề đều 5 trượng 4 thước, đắp nền đất cao lên 2 thước 5 tấc; chung quanhdựng lan can cao 9 thước, tầng thứ 2 qui chế hình vuông, mỗi bề đều 10 trượng 4thước 4 tấc, đắp nền đất cao lên 1 thước 3 tấc, chung quanh lan can cao 1 thước 8tấc đều xây bằng gạch vuông loại xây thành. Nền bên dưới quy chế cũng vuông,mỗi bề đều 21 trượng 6 thước, đều trên đất bằng; chung quanh lan can xây bằngđá núi cho vững chắc. Nhưng đợi đến tháng 3 tháng 4 sang năm, thu hoạch lúaxong, Bộ Công sẽ tư phát cấp của công và điều động thợ đến. Lại giao cho phủThừa Thiên phái thuộc viên đến cùng các vật liệu cần dùng và thuê 500 tên phutheo chỉ thị của Bộ, Ty Giám thành mà xây đắ trong 2 tháng làm xong, sau đó củacông chi hết bao nhiêu cứ thực khai vào sổ tiêu. Còn việc làm lấn vào điền thổ baonhiêu mẫu sào thì do nha phủ Thừa Thiên theo lệ mà giải quyết. Năm Tự Đức thứ 6 (1853): chuẩn lời nghị, về đàn Sơn Xuyên, chuẩn ynghị định Bộ Lễ là theo mẫu đàn Xã Tắc làm nền vuông, chung quanh trồng trexanh, ở trong trồng cây cảnh, ở ngoài cùng xây đắp thêm bằng đá núi” Đến năm Kiến Phúc thứ nhất (1884), nhà vua đã ban chiếu gồm 26 điều,trong đó có đề cập đến việc cúng tế các thần sông núi như sau: “ - Đàn Xã Tắc, miếu Lịch Đại Đế Vương và Văn Miếu, Võ Miếu, ĐôThành Hoàng miếu, Thành Hoàng miếu với các thần kỳ ở trong từ điển đều tế mộtđàn- Sông to núi lớn ở các địa phương đều tế một đàn” Việc cúng tế ở đàn Sơn Xuyên được nhà Nguyễn duy trì đến triều HàmNghi năm thứ 1 (1885) và Thành Thái thứ 1 (1889), từ đó đến sau năm 1945,không thấy tài liệu nào nhắc đến việc sửa sang cũng như tế lễ ở đàn Sơn Xuyên.Giải thích về nguyên nhân trên, có thể vào giai đoạn sau này, chủ quyền của đấtnước ngày càng rơi vào tay thực dân Pháp nên việc cúng tế các thần sông núi cũngkhông được quan tâm. Năm 1925, trong bài “Phường Trường Súng” in trong tạp chí Nhữngngười bạn Cố đô Huế, L. Cadiere có đề cập đến đàn Sơn Xuyên với một vài dòngvắn tắt như sau “Nằm sau phủ cũ của chúa Võ Vương một ít, gần cây cầu nhỏ mộtnhịp, con đường chạy qua bên cạnh một cái đàn lớn xây bằng gạch, có 2 tầng, bêntrên có bàn thờ. Đó là đàn thờ thần sông núi”. Bên cạnh bài viết, tác giả còn chonguời đọc hiểu hơn về đàn Sơn Xuyên thông qua 3 bản đồ được in kèm theo bàiviết. Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm năm 1925, đàn Sơn Xuyên vẫn cònnguyên vẹn. Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, tập 5, trang 50, việctế lễ ở đàn Sơn Xuyên được quy định cụ thể: Hằng năm tế vào các tháng trọngxuân và trọng thu (tức là tháng 2 và tháng 8 âm lịch). Lễ vật gồm: một con bò, mộtcon heo, một mâm xôi hạng lớn, 8 mâm quả phẩm (mỗi án 2 mâm), hương đèn,vàng bạc, trầu rượu, trầm trà. Còn về tế phục khi hành lễ tại đây thì các quan tếđều phải mặc quan phục đại triều. Đàn Sơn Xuyên được triều đình nhà Nguyễn xây dựng để cúng tế thần núi,thần sông trong từng địa phương cầu cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi...Việc làm này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh phần nào trách nhiệm, sựquan tâm của triều đình đối với đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đàn Sơn Xuyên ở Huế là đàn tế thần sông núi còn lại duy nhất trong cảnước. Vì vậy, di tích này mang trong mình nhi ều giá trị như lịch sử, văn hoá, tinhthần, tín ngưỡng, tâm linh, có vị trí, vai trò như các đàn trời, tế đất trong hệ thốngcác đàn tế ở nước ta. Vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đàn SơnXuyên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng và thiết thực nhằm bảo lưu cácgiá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc cũng như giáo dục tinh thần cho các thế hệ .Cung An Định Năm Khải Định 2 (1917), vua mới dùng tiền riêng cải tạo lại thành cung theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi. Từ ngày 28/2/1922, cungAn Định tr ...

Tài liệu được xem nhiều: