Danh mục

Di tích Óc Eo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.80 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là mộttrong những thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việc bảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di tích Óc Eo và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóaBẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓADI TÍCH ÓC EO VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT HUYCÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓAPHẠM NGỌC HÒATóm tắtNhững kết quả nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo đã giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về lịch sử, vănhóa dân tộc. Có thể nói, việc khám phá các di tích, di vật của nền văn hóa Óc Eo được xem là một trongnhững thành tựu lớn nhất của khảo cổ học Việt Nam trong hơn 70 năm qua. Tuy nhiên, trong thời kỳhiện nay, các khu di tích văn hóa Óc Eo đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại, thậm chí mai một. Việcbảo tồn các khu di tích đã trở nên cấp bách, đòi hỏi các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương,đặc biệt là ngành văn hóa và các cơ quan hữu trách một sự quan tâm sâu sắc.Từ khóa: An Giang, bảo tồn, giá trị di sản, văn hóa Óc EoAbstractThe results of researches on Oc Eo culture have helped us to get more knowledge about the historyand culture of the nation. It can be said that the discovery of Oc Eo cultural relics and relicts isconsidered one of the greatest achievements of Vietnamese archeology during over 70 years. However,at present, the Oc Eo cultural relics are facing the risk of being harmed, even lost. The conservation ofthose relics has become urgent, which requires deep concerns of the leaders from the central to locallevels, especially the cultural sector and authorities.Keywords: An Giang, conservation, heritage values, Oc Eo culture1. Văn hóa Óc Eo và những kết quả nghiêncứu tại An GiangTrên vùng đất đồng bằng sông CửuLong ngày nay đã có hàng nghìn tênđất, tên sông, tên núi, tên đồi, tênlàng ấp, tên thị thành khác nhau. Những tênấy, có số lượng nhiều nhất, được biểu thị bằngnhững từ Việt hoặc Hán Việt; còn lại, một sốtên được biểu thị bằng từ Khơme và từ Chăm.Chúng là những dấu ấn cụ thể gợi lên hình ảnhthật phong phú, đặc sắc của quá trình tụ cư,khai phá đất đai, lập làng, dựng chợ của cộngđồng người Kinh, người Khơme, người Hoa,người Chăm ở nơi đồng bằng màu mỡ này.Bên cạnh những tên gọi, những từ thân quenvà dễ nhận thức ấy, có một và chỉ một địa danhthật lạ, không phải tiếng Kinh, không phải từKhơme, cũng không phải từ Hoa hoặc Chăm.Địa danh ấy được quen gọi là Óc Eo. Đó là tênmột gò đất lẫn đá nổi trên mặt cánh đồng phíađông nam núi Ba Thê. Tên này vốn có từ lâu vàđã truyền lưu qua nhiều thế hệ mà ngày nay,không ai biết xuất xứ của nó nữa. Về ngữ nghĩacủa cái tên Óc Eo, mọi người cũng không hề haybiết.Từ khi được giới nghiên cứu quan tâm, têngọi Óc Eo được mọi người biết đến như mộthải cảng phồn thịnh thuộc nền văn hóa cổ.Louis Malleret, nhà khảo cổ học người Pháp, đãphát hiện ra địa điểm này và cho khai quật lầnđầu tiên tại một vùng đất thuộc huyện ThoạiSơn với diện tích khá lớn. Cánh đồng Óc Eonay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện ThoạiSơn, tỉnh An Giang. Cũng theo người dân địaphương, địa danh này trong tiếng Khmer cóthể đọc là Ô Keo. Ô có nghĩa là vùng trũng, Keolà phát ra ánh sáng lóng lánh như thủy tinh.Sở dĩ cánh đồng được đặt tên như vậy là vìBẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓAdân địa phương thường thấy ở đây những ánhsáng lạ phát ra vào ban đêm mà không hiểuvì sao. Câu chuyện về từ Óc Eo hẳn còn nhiềutranh luận song một điều chắn chắn là, tên ÓcEo vốn từng là một địa danh đã tồn tại tronglịch sử cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.Nhìn về lịch sử, chúng ta thấy rằng Óc Eo làmột nền văn hóa lớn, gắn liền với đất nước, conngười châu thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long;đồng thời, nó còn có mối quan hệ mật thiết vớilịch sử Đông Nam Á thời cổ. Đây là một vùng đấtcổ, dân cư đã tập trung từ cuối thời đại đá mớihay sơ kỳ thời đại kim khí, họ được nuôi dưỡngbằng phù sa sông Hậu và được kích thích bằngsự ra đời của luyện kim, vì thế sức sản xuất đãcó điều kiện phát triển nhanh chóng, quá trìnhphân công lao động được đẩy mạnh. Óc Eo xuấthiện và dần dần trở thành một trung tâm kinhtế, văn hóa của cả vùng đồng bằng sông CửuLong. Với vị trí quan trọng trên đường giaothông biển ở khu vực Đông Nam Á, Óc Eo đã trởthành nơi tập trung của thương nhân và thợ thủcông, nghĩa là có đủ điều kiện để thành thị hóa.Từ đó, Óc Eo càng có điều kiện để đón nhận cácảnh hưởng văn hóa bên ngoài cũng như tăngthêm các yếu tố kích thích sự phát triển bêntrong. Sự nảy sinh và nở rộ của văn minh thànhthị Óc Eo có thể được hình dung trong quá trìnhnhư vậy. Có thể nói, những nhân tố bên ngoài,ngoại sinh, quả đã góp phần vào việc tạo dángcho một mô hình thành thị Óc Eo, thế nhưngđộng lực cho sự xuất hiện và phát triển vănminh Óc Eo phải là những nhân tố bên trong.Trong gần một thế kỷ nay, nhiều nhà khoahọc phương Tây đã dày công khảo cứu về nềnvăn hóa Óc Eo. Đặc biệt, vào cuối năm 1944,nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đãtiến hành khai quật khu di tích văn hóa Óc Eovà sau khi nghiên cứu, trong khoảng thời giantừ năm 1959 đến năm 1963, đã công bố toànbộ kết quả khai quật trong một công trình đồsộ mang tên Khảo cổ học vùng đồng bằngsông Mêkô ...

Tài liệu được xem nhiều: