Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Di tích, danh thắng Tuyên Quang" tiếp tục giới thiệu về các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh và những công trình lịch sử ở tỉnh Tuyên Quang gồm: Kim Quan - Trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ; Lập Binh - Di tích Chủ tịch phủ, Thủ tướng phù; Chi Liền - Di tích Trụ sở Ban Thường trực Quốc hội và Trung ương Mặt trận Liên - Việt;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh Tuyên Quang: Phần 2 KIM QUAN TRỤ SỞ AN TOÀN CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHÍNH PHỦ di tích Kim Quan cách thị xãTuyên Quang hơn 40 km về phía đông. Các điểm ditích trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù thônKhuôn Điển xã Kim Quan huyện Yên Sơn. Dòng sôngPhó Đáy bao bọc khu rừng thuận tiện giao thông, sinhhoạt vừa bảo đảm bí mật. Từ tây sang đông là các điểm di tích: Văn phòngChính phủ, Văn phòng Trung ương, nơi Bác Hồ ở vàlàm việc. Nơi làm việc của một bộ phận Văn phòngChính phủ có căn hầm dài 37m. Cách điểm di tích nàykhoảng 200m về phía đông bắc là khu Văn phòngTrung ương. Tại đây có hội trường, nhà ở của đồng chíTổng Bí thư Trường-Chinh, các đồng chí Hoàng Quổc 104 PHÙ NINHViệt, Lê Văn Lương; nhà ở, làm việc của Văn phòngTrung ương : điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ.Khu vực này có một căn hầm dài 56m, sâu vào lòngnúi, cửa hầm hướng đông, nhìn ra sông Phó Đáy. Cáchkhu Văn phòng Trung ương khoảng 700m, triền núiphía đông là Vực Nhù, nơi Bác Hồ ở và làm việc. Nhàcủa Bác Hồ là nhà sàn, dựng trên sườn núi. Cách nhàkhông xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đườnghào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằnggỗ, tre, nứa, lá. Các hầm trú ẩn đều đào sâu vào lòngnúi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu Vănphòng Trung ương có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài.Phần này có những ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chừchi. Trên các ụ đất có trồng nhiều chuối vừa nhamchống mảnh bom vừa có tác dụng che khuất. Đầu năm 1953, hai đại đội thuộc Tiểu đoàn Côngbinh 333 thi công xây dựng hầm bảo đảm an toàn nơilàm việc của Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ.Yêu cầu đặt ra là “nhanh chóng, bí mật, an toàn” và“bền, chắc, đẹp”^ Một hôm các chiến sĩ đang đào, .chuyển đất thì Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh đếnthăm. Bác khen các chiến sĩ đào hầm đã sâu lại đẹp.Rồi Bác hỏi: 105DI TÍCH, DANH THANG TUYÊN QUANG - Các chú có mệt không? Có đói không? Các chiến sĩ đồng thanh thưa với Bác: Có ạ! Bác động viên: - Làm việc thổ mộc thì nhất định mệt, nhưng phảicố gắng. Trước khi trở lại cơ quan, Bác dặn: - Các chú cố gắng nữa lên. Bác tin tưởng các chúnhanh chóng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàncho cơ quan. Sau 7 tháng lao độne bền bỉ đã hoàn thành hệ thônghầm hào kiên cố. Den tháng 9-1953 Văn phòng Trungương Đảng, Tổng bí thư Trường Chinh, các đồng chíHoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, một bộ phận Vănphòng Chính phủ và đồng chí Phạm Văn Đồng cùngchuyên đến Kim Quan. Bác Hồ về Kim Quan vào cuốinăm 1953. Tại Kim Quan diễn ra những sự kiện quan trọng sau; Cuối năm 1953, Bộ Chính trị quyết định tiếp tụcphát động quần chúng giảm tô, giảm tức và thực hiệncải cách ruộng đất. Tháng 4 năm 1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyếtTiếp tục thấu triệt phương châm đánh chắc, đề caoquyết tâm, tích cực giành toàn thắng cho Chiến dịchĐiện Biên Phủ. 1Oó PHÙ NINH Tháng 7 năm 1954, Hội nghị Trung ương lần thứ 6(khóa II) bàn về thay đổi nhiệm vụ chiến lược là Hòabình, thống nhất, độc lập, dân chủ; nhận định về khảnăng chấm dứt chiến tranh, ký kết hiệp định Giơ-ne-vơvà những nhiệm vụ sau khi hòa bình được lập lại. Từ Kim Quan, Bác Hồ theo dõi Chiến dịch ĐiệnBiên Phủ và đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơ-ne-vơ.Các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trungương Đảng thường họp tại hội trường hoặc khu vực hầman toàn. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng,Chính phủ tiếp khách Quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủtướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồngđi dự Hội nghị Giơ-ne-vơ. Trong kháng chiến, Kim Quan là địa điểm duy nhấtmà nơi làm việc của Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chínhphủ liền nhau. Căn hầm gần nhà sàn của Bác Hồ, cănhầm Văn phòng Chính phủ, căn hầm Văn phòng Trungương hiện đã được tôn tạo. Di tích Kim Quan được xếp hạng Di tích Quốc giatheo Quyết định số 937, ngày 23 tháng 7 năm 1993 củaBộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. 107 LẬP BINH DI TÍCH CHỦ TỊCH PHỦ, THỦ TƯỚNG PHỦ ^ ậ p Binh là một thôn của xã Bình Yênhuyện Sơn Dương, nằm bên tả sông Phó Đáy, cáchhuyện lỵ lOkm. Thôn nhỏ có chừng hơn mười ngôi nhàsàn ở ven đồi, gần kề thác Dang. Tháng 12 năm 1946, đồng chí Nguyễn Lương Bằngđược Bác Hồ cử lên Việt Bắc để chuẩn bị căn cứ chocuộc kháng chiến. Đầu năm 1947, Văn phòng Chủ tịchphủ, Thủ tướng phủ chuyên đến Lập Binh. Sau nhiều lầnđổi tên, Văn phòng có mật danh là Ban Kiểm lâm 13. Tháng 6 năm 1949 đồng chí Phạm Văn Đồng từNam Trung bộ ra, nhận chức Phó Thủ tướng, làm việcở Lập Binh. Lúc này Văn phòng Chủ tịch phủ sáp nhậpvới Văn phòng Thủ tướng phủ. Cuối năm 1949, Vănphòng Hội đồng quốc phòng tối ...