Danh mục

Đi tìm cơ chế điều tiết và giám sát hoạt động tài chính

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc xây dựng hệ thống điều tiết và giám sát hoạt động tài chính toàn cầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được mục tiêu là vấn đề đang được bàn luận rất sôi nổi. Bài viết này nêu ra một cách tiếp cận cho vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi tìm cơ chế điều tiết và giám sát hoạt động tài chính Đi tìm cơ chế điều tiết và giám sáthoạt động tài chínhViệc xây dựng hệ thống điều tiết và giám sát hoạt động tàichính toàn cầu là điều cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào đểđạt được mục tiêu là vấn đề đang được bàn luận rất sôi nổi.Bài viết này nêu ra một cách tiếp cận cho vấn đề này.Hệ thống điều tiết và giám sát hoạt động tài chính toàn cầuHiện tại, chưa có một hệ thống thống nhất điều tiết và giám sátcác hoạt động tài chính mang tính toàn cầu cho nên chức năngcủa hệ thống này đang được thực hiện một cách phân tán vàkhông đầy đủ bởi ba loại hình tổ chức gồm: các tổ chức hoạtđộng thường xuyên như IMF, WB; các tổ chức có tính chất hiệphội như BIS (1), IASB, IOSCO, IAIS... và các tổ chức thuộc cácquốc gia nhưng có vai trò rất lớn trong cấu trúc tài chính toàn cầunhư một số ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển,các tổ chức đánh giá tín nhiệm... Cụ thể về một số chức năng vàtổ chức như sau:Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đóng vai trò là “người cho vay cuốicùng” (Lender of last resort) cho các thành viên khi rơi vào khủnghoảng. Với vai trò như một ngân hàng trung ương toàn cầu, vềnguyên tắc, IMF có thể “cứu” bất kỳ thành viên nào, nhưng thựctế, tổ chức này dường như chỉ có vai trò đối với các nước nhỏhay các nước đang phát triển, trong khi vai trò thực sự đối với hệthống tài chính toàn cầu chỉ là việc nghiên cứu và dự báo hay caohơn một chút là đưa ra những cảnh báo sớm.Ngân hàng Thế giới (WB) chủ yếu cung cấp tín dụng cho các dựán phát triển (tái thiết châu Âu sau Thế chiến thứ hai và cho cácnước đang phát triển vay hiện nay) và dường như không có vaitrò lớn trong cấu trúc điều tiết và giám sát hoạt động tài chínhtoàn cầu ngoài vai trò thực hiện một số nghiên cứu và dự báonhưng có lẽ với mức độ không như IMF. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), hiểu một cách đơn giảnlà hiệp hội ngân hàng trung ương của các nước phát triển với cáccấu phần quan trọng như: Ủy ban Basel về giám sát hoạt độngngân hàng, Ủy ban về hệ thống thanh toán toàn cầu, Ủy ban vềhệ thống tài chính toàn cầu, đóng vai trò như một tổ chức chuyênnghiên cứu và xây dựng các chuẩn mực cho hoạt động tài chínhtoàn cầu, ví dụ như Basel II với ba trụ cột là đủ vốn, giám sát hoạtđộng và tuân thủ kỷ luật thị trường được xem là chuẩn mựcchung và quan trọng nhất đối với hoạt động tài chính toàn cầu.Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASB) tập trung vào việcxây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán.Tổ chức Quốc tế của các ủy ban chứng khoán (IOSCO) hay Hiệphội Quốc tế của các cơ quan giám sát bảo hiểm (IAIS) là các tổchức hoạt động như các hiệp hội toàn cầu có vai trò chia sẻ, traođổi thông tin hướng đến xây dựng các chuẩn mực chung trongtừng lĩnh vực.Ngoài ra, Diễn đàn Ổn định Tài chính (Financial Stability Forum -FSF) được thành lập vào năm 1999 với thành viên là các cơquan giám sát về tài chính hay ngân hàng trung ương của cácnước thuộc nhóm G20 và một số tổ chức quốc tế nêu trên cũngcó vai trò khá quan trọng trong cấu trúc tài chính toàn cầu vì nó lànơi trao đổi của những cơ quan điều tiết và giám sát hoạt độngtài chính.Về mặt pháp lý, hiện tại, không có luật lệ chung cho hoạt động tàichính toàn cầu mà chúng chịu sự chi phối bởi luật của từng quốcgia. Những tiêu chuẩn do các tổ chức nêu trên xây dựng chỉmang tính tham khảo và gợi ý áp dụng ở một mức độ nào đó tùyđiều kiện của mỗi quốc gia hay tổ chức mà không bắt buộc haychế tài.Do khung pháp lý và chế tài được giới hạn theo lãnh thổ cùng vớisự yếu kém trong quản lý rủi ro, nhiều hoạt động không đượcđiều tiết và giám sát, thông tin thiếu minh bạch, các quy định vềbảo lãnh phát hành lỏng lẻo... Trong khi đó, biên giới của cáchoạt động giao dịch tài chính dường như bị xóa nhòa, nhất là việctồn tại của các thiên đường thuế (tax paradise) cộng với việc cáccông cụ tài chính tiến hóa một cách nhanh chóng đến mức màngay cả những người tạo ra nó cũng không hình dung được sựbiến ảo đã đẩy hệ thống tài chính toàn cầu vào cuộc khủng hoảngtồi tệ nhất kể từ những năm 1930.Nỗ lực xây dựng hệ thống giám sát hoạt động tài chính toàn cầuđược khởi động tại hội nghị G20 với một loạt các quyết định quantrọng được đưa ra. Trong đó, nổi bật nhất là việc nâng cấp FSFthành Hội đồng Ổn định Tài chính (Financial Stability Board -FSB) với thành viên là ngân hàng trung ương hay cơ quan giámsát tài chính thuộc các nước thuộc G20, các tổ chức nêu trên vàmột số tổ chức khác được xem là nền móng cho một cơ quangiám sát hoạt động tài chính toàn cầu.Tuy nhiên, vấn đề đang đặt ra là cơ chế nào cho tổ chức này vẫncòn đang được bàn cãi. Để tìm ra một hướng đi hợp lý, thamkhảo cách thức hình thành tổ chức của WTO có thể sẽ là một gợiý đáng giá.Từ GATT đến WTO, gợi ý cho cấu trúc điều tiết và giám sáttài chính toàn cầuTrong 47 năm tồn tại (1 ...

Tài liệu được xem nhiều: