Danh mục

Đi tìm hình mẫu Alibabacom cho thương mại điện tử Việt Nam

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 52.50 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà phát triển khá ngoạn mục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanh với tốc độ ngày càng cao
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi tìm hình mẫu Alibabacom cho thương mại điện tử Việt Nam Đi tìm hình mẫu Alibabacom cho thương mại điện tử Việt NamThương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm mới. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng nó đã nhanhchóng khẳng định được vị thế của mình nhờ sức hấp dẫn cũng như đà phát triển khá ngoạnmục. Cùng với sự phát triển chóng mặt của Internet, TMĐT đang có những bước tiến rất nhanhvới tốc độ ngày càng cao.Những đặc điểm của TMĐTĐây là loại hình kinh doanh sử dụng hệ thống mạng Internet toàn cầu để xây dựng nên một “thịtrường ảo” cho tất cả các loại hình sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và hàng hoá, trong đó baogồm tất cả các hoạt động cần thiết để hoàn tất một thương vụ kinh doanh, kể cả đàm phán, traođổi chứng từ, truy cập thông tin, thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tất cả được thực hiệntrong điều kiện an toàn và bảo mật cao. Vì thế, TMĐT còn có những tên gọi khác như “nền kinhtế ảo”, “nền kinh tế dot-com”.Nếu như trong kinh doanh truyền thống, sản phẩm của các doanh nghiệp được bày trên các kệcủa cửa hàng hay siêu thị với các thủ tục đặt hàng, giao hàng, thanh toán công nợ giữa ngườibán và người mua...thì trong thương mại điện tử, chúng ta không cần phải vận chuyển sảnphẩm, không tốn tiền thuê mặt bằng mà vẫn có thể tiếp cận được khách hàng thông qua cácsiêu thị ảo,chợ ảo trên mạng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn có thể ngồi bất cứ nơi đâu màvẫn dễ dàng làm một cuộc dạo chơi hay mua sắm trên mạng với vô vàn sản phẩm, từ cây kimsợi chỉ cho đến xe hơi, du thuyền. Nói chung, với sự trợ giúp của Internet, TMĐT đã trở thànhmột môi trường kinh doanh mới, xóa nhòa mọi ranh giới quốc gia và đang tạo ra một thị trườnglớn nhất từ trước đến nay. Với TMĐT, thế giới có thêm nhiều triệu phú, tỷ phú mà tên tuổi đã trởthành biểu tượng của một thời đại mới - thời đại Internet và nền kinh tế tri thức.So với thương mại truyền thống, TMĐT tỏ ra là một công cụ kinh doanh hữu hiệu với những ưuthế vượt trội. Cách đây khoảng ba thập kỷ, General Electric (GE), tập đoàn điện tử tiêu dùnghàng đầu thế giới, vẫn còn “ì ạch” giao dịch với các đối tác kinh doanh bằng thư từ vận chuyểntrên tàu thuỷ có tốc độ khoảng 20 dặm/giờ. Chính GE cũng nhận thấy những bất cập của cáchlàm này và sau đó đã thay thế tàu thuỷ bằng máy bay, nhưng cũng phải mất gần 1 tuần, nhữngbản chào hàng hay dự thảo hợp đồng mới đến được tay đối tác. Nỗi băn khoăn lớn của GE làlàm thế nào rút ngắn “thời gian chết” để giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng hơn? Và rồimọi việc đã thay đổi một cách khó tin. Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện vào cuối thập niên80 đã làm nên cuộc cách mạng trong kinh doanh, khi mà thư từ giao dịch được truyền tải với tốcđộ lên đến 30,000 dặm/giây. Thay vì mất 1 tuần như trước kia thì nay chỉ cần chưa đầy 1 phút,chỉ cần một cú click chuột, khách hàng đã nhận được bảng báo giá với đầy đủ thông tin từ GEđể rồi hai bên có thể giao kết hợp đồng ngay trong ngày. Giờ đây, bất cứ doanh nhân nào khiđược hỏi về TMĐT, cũng đều thừa nhận ưu thế vượt trội của loại hình kinh doanh mới mẻ này –đó là tốc độ, chi phí, khách hàng và xử lý đơn hàng.Trong TMĐT có hai khái niệm chính:B2B (Business To Business): Là hình thức kinh doanh giữa các nhà cung cấp, giữa nhà sản xuấtsản phẩm và các đại lý.B2C (Business To Customer): Là các giao dịch kinh doanh trực tiếp giữa nhà cung cấp và kháchhàng.Cả hai hình thức TMĐT này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet, tuy nhiên, giữachúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi TMĐT B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn vớilượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì TMĐT B2C lại là hình thức kinhdoanh bán lẻ với đối tượng khách hàng chính là các cá nhân. Trong TMĐT B2B, việc giao dịchgiữa một doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác thường bao gồm nhiều công đoạn: từ việcchào bán sản phẩm, mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cho đến đàm phán giá cả, điều kiệngiao hàng, phương thức thanh toán… . Chính vì vậy mà các giao dịch này được coi là phức tạphơn so với việc bán hàng cho người tiêu dùng.Trên thế giới, xu hướng TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiếnlược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. B2B được coi như là một kiểu “phòng giaodịch ảo”, nơi sẽ thực hiện việc mua bán trực tuyến giữa các công ty với nhau, hoặc cũng có thểgọi là sàn giao dịch mà tại đó, các doanh nghiệp có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụngmột nền công nghệ chung. Khi tham gia vào sàn giao dịch này, khách hàng có cơ hội nhận đượcnhững giá trị gia tăng như dịch vụ thanh toán hay dịch vụ hậu mãi, dịch vụ cung cấp thông tin vềcác lĩnh vực kinh doanh, các chương trình thảo luận trực tuyến và cung cấp kết quả nghiên cứuvề nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với từng mặt hàng cụ thể.Với ưu thế sẵn có của mình, thương mại điện tử B2B có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệmđược chi phí trong quá trình tham gia kinh doanh như chi phí quản lý kho bãi, mặt bằng, chi phígiấy tờ, tài liệu, chi phí đầu vào của sản phẩm, chi phí tổ chức nhân sự…Dự đoán năm 2005, tổng doanh số TMĐT trên toàn cầu sẽ vượt qua mức 680 tỷ USD, còn theoước tính của Leadpile.com, một công ty chuyên theo dõi số liệu Internet, TMĐT sẽ vượt qua mốc1000 tỷ USD vào năm 2012. Thậm chí, sự gia tăng doanh số của các hoạt động TMĐT đã trởthành tiền đề cho sự hình thành thị trường chứng khoán Nasdaq – nơi gặp gỡ của những công tycó tiếp vĩ ngữ “.com”. Những biến động của thị trường chứng khoán này luôn có ảnh hưởng trựctiếp đến chỉ số Dow Jones cùng các chỉ số khác tại hầu hết các thị trường chứng khoán lớn trênthế giới.Việt nam và những bước hội nhậpCuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sứclan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phươngthức kinh doanh hiện đại này.Ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủquản, có địa chỉ tại website ...

Tài liệu được xem nhiều: