Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh?
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 123.66 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những điều chưa biết về mối nguy hiểm khi bị dị ứng thực phẩm. Đây là nội dung được BS Tạ Thị Lan, phó trưởng khoa nghiên cứu thực phẩm - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, trình bày.Tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng Một khảo sát sơ bộ tình trạng dị ứng ở trẻ dưới 5 tuổi và học sinh 7-12 tuổi tại TP.HCM cho thấy tỉ lệ dị ứng thức ăn là 20,4%, trong đó nhiều nhất là dị ứng cá biển (37%), thịt bò (22,2%), tôm (20,4%), cua (16,7%). Ở người lớn, thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh? Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh? Những điều chưa biết về mối nguy hiểm khi bị dị ứng thực phẩm. Đây lànội dung được BS Tạ Thị Lan, phó trưởng khoa nghiên cứu thực phẩm - Trungtâm Dinh dưỡng TP.HCM, trình bày. Tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng Một khảo sát sơ bộ tình trạng dị ứng ở trẻ dưới 5 tuổi và học sinh 7-12 tuổitại TP.HCM cho thấy tỉ lệ dị ứng thức ăn là 20,4%, trong đó nhiều nhất là dị ứngcá biển (37%), thịt bò (22,2%), tôm (20,4%), cua (16,7%). Ở người lớn, thựcphẩm gây dị ứng thường là cá, quả hạnh nhân, đậu phộng, tôm, cua, lúa mì... Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩmgiàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phầngiống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê,cừu, trâu... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứngthì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệnày đến 50-60%), một số điều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thươngniêm mạc ruột... Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ,ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói,đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hensuyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, cáctriệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở,đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong. BS Lan lưu ý: thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vàigiờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thựcphẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứngchậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khóchịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu. Cần theodõi để phân biệt với những bệnh lý khác. Phát hiện và loại trừ Thường chúng ta ăn nhiều loại thực phẩm trong cùng một bữa ăn nên khóxác định loại nào, thành phần nào trong thực phẩm gây dị ứng. Sau khi ăn nếu thấycó các triệu chứng dị ứng, bạn cần xác định bằng cách ghi nhật ký ăn uống. Khôngăn thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng khoảng 7-14 ngày để xem các triệu chứng cóthuyên giảm hay không. Nếu các triệu chứng vẫn còn thì thực phẩm đó không phảilà nguyên nhân gây dị ứng. Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở ytế, ghi nhật ký ăn uống và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng thực phẩm nhưtrẻ hay không. Khi biết loại thực phẩm gây dị ứng thì nên tạm ngưng và chọn thứcăn khác thay thế cho trẻ. Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân,khó thở... phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Không sử dụng thực phẩm gây dị ứng là phương pháp điều trị đơn giản vàhiệu quả nhất. Thời gian loại trừ phụ thuộc tuổi, loại thực phẩm và từng cá nhânđối với dị ứng. Trẻ dị ứng với sữa bò có tới 80% hết dị ứng khi tròn thôi nôi vàhầu hết không còn dị ứng khi lên 3 tuổi. Ở người lớn, tỉ lệ hết dị ứng với thực phẩm ít hơn, thông thường khoảng 1/3sẽ hết dị ứng sau 1-2 năm kiêng không ăn thực phẩm đó nữa. Các dị ứng với sữa,trứng có thể tự hết; ngược lại với đậu phộng, hạt điều, hải sản... thường lâu dài, cókhi cả đời. Khi loại trừ thực phẩm gây dị ứng, không nên kiêng cữ một cách tràn lan đểphòng mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ: bạn bị dị ứng với protein sữa bò khôngcần cữ thịt bò, hoặc bị dị ứng với trứng gà vịt cũng có thể không dị ứng với thịt gà,vịt... Làm gì để phòng tránh dị ứng thực phẩm? Đối với trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm (có bố mẹ hoặc anh chị bịdị ứng) cần cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, bắt đầu cho ăn dặm khi trẻtròn sáu tháng. Tập cho trẻ làm quen với từng loại thực phẩm, mỗi thực phẩm mớicần làm quen từ 3-5 ngày. Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá vì sẽ làm tăng nguycơ dị ứng. Với những người đã có phản ứng dị ứng xảy ra nhanh thì cần đặc biệt lưu ýđến các dị nguyên ẩn trong thực phẩm. Dị nguyên ẩn có thể do nhiễm chéo trongnấu nướng, chế biến. Chẳng hạn như dao dùng trét phômai lại được dùng cắt thịt,chả; chảo chiên trứng xong có thể dùng để xào rau... Khi mua thực phẩm chế biến sẵn, cần đọc kỹ thành phần trên bao bì và lưuý một số từ ngữ không thông dụng sử dụng trên nhãn bao bì như albumin (mộtthành phần của chất đạm trứng) hoặc casein (đạm sữa) có thể được sử dụng thaythế. Người bị dị ứng với trứng phải cẩn thận với bánh kem, các sản phẩm bánhnướng, thức uống có dùng trứng đánh bọt... Nếu bị dị ứng đậu nành nên tránh cácchế phẩm đậu nành được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, phụ giathực phẩm. Người dị ứng với đậu phộng nên tránh bánh kẹo có sôcôla vì có thể sửdụng đậu phộng... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh? Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh? Những điều chưa biết về mối nguy hiểm khi bị dị ứng thực phẩm. Đây lànội dung được BS Tạ Thị Lan, phó trưởng khoa nghiên cứu thực phẩm - Trungtâm Dinh dưỡng TP.HCM, trình bày. Tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng Một khảo sát sơ bộ tình trạng dị ứng ở trẻ dưới 5 tuổi và học sinh 7-12 tuổitại TP.HCM cho thấy tỉ lệ dị ứng thức ăn là 20,4%, trong đó nhiều nhất là dị ứngcá biển (37%), thịt bò (22,2%), tôm (20,4%), cua (16,7%). Ở người lớn, thựcphẩm gây dị ứng thường là cá, quả hạnh nhân, đậu phộng, tôm, cua, lúa mì... Có thể nói tất cả thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là thực phẩmgiàu đạm (90% nguyên nhân). Dị ứng chéo xảy ra ở các thực phẩm có thành phầngiống nhau. Như sữa, nếu đã dị ứng với sữa bò thì cũng có thể dị ứng với sữa dê,cừu, trâu... Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng: di truyền (nếu cha/mẹ bị dị ứngthì 20-30% con cũng có khả năng bị dị ứng, nếu cả cha cùng mẹ bị dị ứng thì tỉ lệnày đến 50-60%), một số điều kiện kết hợp như đang nhiễm siêu vi, tổn thươngniêm mạc ruột... Các triệu chứng thường xảy ra ở da (nổi mề đay, phát ban, nổi mẩn đỏ,ngứa, chàm...), đường tiêu hóa (phù, ngứa môi, miệng và vùng họng, buồn nôn, ói,đau bụng và tiêu chảy), hô hấp (nhảy mũi, chảy mũi, khó thở, có thể làm bệnh hensuyễn nặng thêm). Sốc phản vệ hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra rất nặng, cáctriệu chứng tiến triển nhanh, nặng, bao gồm: phù, nổi mẩn đỏ, khó nuốt, khó thở,đổ mồ hôi, hạ huyết áp, bất tỉnh và có thể tử vong. BS Lan lưu ý: thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vàigiờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần chạm vào hoặc hít phải thựcphẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứngchậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khóchịu, khóc đêm, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu. Cần theodõi để phân biệt với những bệnh lý khác. Phát hiện và loại trừ Thường chúng ta ăn nhiều loại thực phẩm trong cùng một bữa ăn nên khóxác định loại nào, thành phần nào trong thực phẩm gây dị ứng. Sau khi ăn nếu thấycó các triệu chứng dị ứng, bạn cần xác định bằng cách ghi nhật ký ăn uống. Khôngăn thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng khoảng 7-14 ngày để xem các triệu chứng cóthuyên giảm hay không. Nếu các triệu chứng vẫn còn thì thực phẩm đó không phảilà nguyên nhân gây dị ứng. Khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở ytế, ghi nhật ký ăn uống và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng thực phẩm nhưtrẻ hay không. Khi biết loại thực phẩm gây dị ứng thì nên tạm ngưng và chọn thứcăn khác thay thế cho trẻ. Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân,khó thở... phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Không sử dụng thực phẩm gây dị ứng là phương pháp điều trị đơn giản vàhiệu quả nhất. Thời gian loại trừ phụ thuộc tuổi, loại thực phẩm và từng cá nhânđối với dị ứng. Trẻ dị ứng với sữa bò có tới 80% hết dị ứng khi tròn thôi nôi vàhầu hết không còn dị ứng khi lên 3 tuổi. Ở người lớn, tỉ lệ hết dị ứng với thực phẩm ít hơn, thông thường khoảng 1/3sẽ hết dị ứng sau 1-2 năm kiêng không ăn thực phẩm đó nữa. Các dị ứng với sữa,trứng có thể tự hết; ngược lại với đậu phộng, hạt điều, hải sản... thường lâu dài, cókhi cả đời. Khi loại trừ thực phẩm gây dị ứng, không nên kiêng cữ một cách tràn lan đểphòng mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ: bạn bị dị ứng với protein sữa bò khôngcần cữ thịt bò, hoặc bị dị ứng với trứng gà vịt cũng có thể không dị ứng với thịt gà,vịt... Làm gì để phòng tránh dị ứng thực phẩm? Đối với trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm (có bố mẹ hoặc anh chị bịdị ứng) cần cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu, bắt đầu cho ăn dặm khi trẻtròn sáu tháng. Tập cho trẻ làm quen với từng loại thực phẩm, mỗi thực phẩm mớicần làm quen từ 3-5 ngày. Tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá vì sẽ làm tăng nguycơ dị ứng. Với những người đã có phản ứng dị ứng xảy ra nhanh thì cần đặc biệt lưu ýđến các dị nguyên ẩn trong thực phẩm. Dị nguyên ẩn có thể do nhiễm chéo trongnấu nướng, chế biến. Chẳng hạn như dao dùng trét phômai lại được dùng cắt thịt,chả; chảo chiên trứng xong có thể dùng để xào rau... Khi mua thực phẩm chế biến sẵn, cần đọc kỹ thành phần trên bao bì và lưuý một số từ ngữ không thông dụng sử dụng trên nhãn bao bì như albumin (mộtthành phần của chất đạm trứng) hoặc casein (đạm sữa) có thể được sử dụng thaythế. Người bị dị ứng với trứng phải cẩn thận với bánh kem, các sản phẩm bánhnướng, thức uống có dùng trứng đánh bọt... Nếu bị dị ứng đậu nành nên tránh cácchế phẩm đậu nành được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, phụ giathực phẩm. Người dị ứng với đậu phộng nên tránh bánh kẹo có sôcôla vì có thể sửdụng đậu phộng... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y tế sức khỏe y học thường thức cách chăm sóc sức khỏe một số bệnh thường gặp ở người sức khỏe trẻ em sức khỏe giới tính sức khỏe phụ nữ sức khỏe người cao tuổi phương pháp điều trị bệnh Dị ứng thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tỷ lệ thiếu cơ và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường típ 2
6 trang 262 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 224 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 179 0 0 -
7 trang 174 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 163 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 121 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 104 0 0 -
4 trang 91 0 0
-
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 77 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0