Danh mục

Dị vật đường ăn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.14 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương: - Ở Việt nam, dị vật đường ăn gặp nhiều hơn dị vật đường thở, (người lớn mắc nhiều hơn trẻ em - ở nước ngoài trẻ em nhiều hơn người lớn). - Dị vật đường ăn bao gồm dị vật ở Họng và Thực quản. - Bản chất dị vật muôn hình muôn vẻ: Xương trong thức ăn, các dị vật lẫn trong thức ăn, cũng có thể là những dị vật sống như cá. - Nói chung bản chất dị vật, đối tượng bị nạn, đến khám sớm hay muộn và trang thiết bị sử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dị vật đường ăn Dị vật đường ănA. Đại cương:- Ở Việt nam, dị vật đường ăn gặp nhiều hơn dị vật đường thở, (người lớnmắc nhiều hơn trẻ em - ở nước ngoài trẻ em nhiều hơn người lớn).- Dị vật đường ăn bao gồm dị vật ở Họng và Thực quản.- Bản chất dị vật muôn hình muôn vẻ: Xương trong thức ăn, các dị vật lẫntrong thức ăn, cũng có thể là những dị vật sống như cá.- Nói chung bản chất dị vật, đối tượng bị nạn, đến khám sớm hay muộn vàtrang thiết bị sử trí cấp cứu... có quyết định đến tiên lượng bệnh.B. Nguyên nhân:- Do sử dụng và chế biến xương không hợp lý, chặt quá nhỏ, vằm quá lớn,món ăn dễ hóc (xương nấu với miến)- Ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn;- Ngậm các dị vật nhỏ vô tình nuốt;- Răng kém, hoặc không có răng ví dụ người già và các cháu bé,C. Dị vật Họng:1. Dị vật Vòm Mũi-Họng:- Vào đường mũi hoặc từ họng sặc lên mũi (thường là hạt cơm - Chỉ cần hỉmũi là hết).- Nếu là dị vật; triệu chứng lâm sàng sẽ đau vùng trên họng, viêm mũi, chảymũi một bên,- Soi mũi trước khó thấy dị vật, phải soi mũi sau gắp dị vật ra theo đườngmiệng hoặc đường mũi.2. Dị vật ở Họng- Miệng:- Là những dị vật nhỏ, nhọn, sắc như xương cá, kim khâu.... thường cắm vàoAmygdales khẩu cái, các trụ A. rãnh lưỡi A hoặc A đáy lưỡi.- Lâm sàng đau khi nuốt, vướng họng, nhưng có thể vẫn còn ăn uống được.- Khám họng dễ dàng thấy dị vật cắm vào các vị trí ở trên cho bệnh nhân về.+ Tuy vậy nhiều khi rất khó khăn do dị vật quá bé (như xương dăm, vừanhỏ, vừa ngắn... ) hay phản xạ nôn ọe mạnh, gặp trường hợp như vậy chúngta phải gây tê niêm mạc vùng họng cẩn thận bằng Xylocaine 6 %.+ Do chẩn đoán nhầm:- Không hóc xương mà do loạn cảm họng.- Loạn cảm họng rất thường gặp, bệnh nhân cảm thấy đau họng, nuốt vướng,đôi khi cảm giác như có sợi tóc, như bả chè, que tăm... khó chịu, mất ăn, mấtngủ, suy nhược cơ thể. Nhưng khi ăn cơm, uống nước thì bình thường...Người ta thường nói tới nguyên nhân gây loạn cảm họng do: - Viêm họng,viêm Amygdales mãn tính, suy động mạch đốt sống thân nền, tiền mãn kinh,chấn động tinh thần...3.Dị vật ở Họng - Thanh quản:- Thường là những dị vật lớn, góc cạnh như xương gà, hàm răng giả...- Lâm sàng nuốt rất đau, không thể ăn, uống được, miệng chảy nhiều nướcbọt.- Soi hạ họng - Thanh quản sẽ thấy dị vật cắm vào đáy xoang Lê, nẹp Phểu -Thanh thiệt, rãnh Lưỡi -Thanh thiệt, sụn Phểu...+ Dị vật Hạ - Họng thường gây một số biến chứng nguy hiểm như:- Viêm thanh quản; gây khó thở; Viêm tấy quanh họng: Phù nề vùng cổ,nuốt đau, khó nuốt, Ap xe, nhiẽm trùng máu có thể dẫn tới tử vong.+ X quang: Có thể thấy vị trí, kích thước dị vật .+ Điều trị : Soi gắp dị vật (Soi trực tiếp hoặc gián tiếp ) tùy theo mức độ,theo dõi điều trị kháng sinh hoặc cho về.D. Dị vật thực quản:I. Có 3 nơi hẹp sinh lýa. Miệng thực quản: khoảng 15 cm cách cung răng trên ở người lớn.b. Chỗ bắt ngang qua của cung động mạch chủ (khoảng 27 cm cung răngtrên ở người lớn) và đoạn phế quản gốc trái vắt qua.c. Thực quản chui qua cơ hoành. Ngoài ra có thể là điểm tận cùng của thựcquản ở tâm vị.+Ngoài ra có hẹp mắc phải ở thực quản như: khối u, sẹo hẹp, túi thừa, cothắt...+Thực tế lâm sàng80 % Tổng số dị vật mắc ở đoạn đoạn thực quản cổ;12% là đoạn thực quản ngực,8 % ở đoạn cơ hoành tâm vị.II. Triệu chứng:*Điển hình triệu chứng dị vật ở thực quản cổ:1. Giai đoạn đầu:+ Khi bị hóc nuốt đau, nuốt vướng phải bỏ giở bửa ăn, nhưng cũng có ngườilàm những động tác có hại như nuốt thêm miếng rau, miếng cơm, ... với hyvọng dị vật bị kéo xuống dạ dày.+Thông thường bệnh nhân khạc mạnh, nếu dị vật không ra được bệnh nhânsẽ đau ở cổ, không nuốt gì cũng đau, đau ngày một tăng, nếu dị vật ở đoạnthực quản ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, lan ra sau lưng, lan ra bảvai.+Nói chung triệu chứng dị vật thực quản không ồ ạt như dị vật đường thở,tuy vậy nếu dị vật to như quả trứng luộc, hạt trái cây, miếng thịt quá lớn... cóthể chèn ép ngạt thở. Những dị vật nhỏ mỏng chỉ gây khó nuốt, vị trí cảmgiác nhiều khi không ăn khớp vị trí dị vật.2. Giai đoạn viêm nhiễm:+ Dị vật cắm vào thành thực quàn làm xây xước hoặc thủng thành thựcquản, nếu dị vật là xương trong thức ăn thì quá trình viêm nhiễm xẩy ranhanh chóng.+ Chỉ sau 1-2 ngày các triệu chứng nuốt đau vùng cổ, vùng ngực tăng nhanh,không thể ăn được, thậm chí không dám uống nước mặc dù rất đói và khát.+ Viêm tổ chức lỏng lẻo quanh thực quản hoặc áp xe dưới niêm mạc xuấthiện: Bệnh nhân sốt 38OC - 39OC, bộ mặt nhiễm trùng.+ Soi hạ họng:- có nhiều nước bọt ở 2 xoang Lê, máng cảnh bị đầy (thường bên trái).- Ấn bờ trước cơ ức đòn chũm (tầm sụn nhẫn) bệnh nhân kêu đau.- Tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất.+ Chụp film thực quản cổ nghiêng:- Khoảng cách giữa Thanh-Khí quản và Cột sống dày gấp 3 lần bình thường.- Do thực quản cổ bị sưng, hoặc có Ap xe dưới niêm mạc.- Có thể thấy dị vật nếu là chất cản quang (phân biệt với sụn phểu bị vôi hoáở người lớn tu ...

Tài liệu được xem nhiều: