Đi về phía đại ngàn
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 256.31 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyến đi về phía đại ngàn này của chúng tôi khá đặc biệt vì có thành phần “hỗn hợp” gồm những cô gái Việt và những chàng trai Tây. Trên bốn chiếc xe máy, cả nhóm hướng tới những cung đường đã thành huyền thoại đối với dân “phượt”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi về phía đại ngàn Đi về phía đại ngànChuyến đi về phía đại ngàn này của chúng tôi khá đặc biệt vì có thành phần“hỗn hợp” gồm những cô gái Việt và những chàng trai Tây. Trên bốn chiếcxe máy, cả nhóm hướng tới những cung đường đã thành huyền thoại đối vớidân “phượt”. Đường đi giữa đại ngàn – Ảnh: N.GiangSau hơn một giờ vật lộn với bụi bặm, xe cộ và tắc đường, mấy chiếc xe hối hả rờiHà Nội lao đi trên con đường lộng gió, bỏ lại sau lưng cái nắng bỏng rát mùa hècháy khô phố xá và những gương mặt người ướt đẫm mồ hôi…Ở điểm cuối của hành trình ngày thứ nhất, Mai Châu đang đón chờ. Quốc lộ 6dường như đã trở nên quen thuộc với chúng tôi sau quá nhiều những chuyến đi vềbiên giới phía tây Tổ quốc.Dọc đường có những lúc Matthew vào cua “ngọt” khiến tôi kinh ngạc, nhân lúcngồi ăn tối mới biết hóa ra chàng Tây này cũng có kha khá vốn chinh chiến ngangdọc miền tây bắc nước mình. Jon và An đã tới Mai Châu từ chiều, thảnh thơi khámphá bản làng đang vào mùa gặt và đặt một bữa tối thịnh soạn cho cả nhóm.Cơm nước xong cả bọn chạy xe ra thị trấn uống bia với mực nướng, xoài xanh háitrong vườn của chủ quán và xem một trận đấu World Cup với mấy thanh niên địaphương. Khi quay về, cả bản Com Poọng đã tắt đèn đi ngủ, chủ nhà trải đệm, mắcsẵn màn cho mấy vị khách trên căn nhà sàn thênh thang mát rượi với những ô cửamở rộng về phía màn đêm.Sáng thứ bảy trong trẻo và mát mẻ. Mai Châu đầy gió và đám mây ầng ậng nướclà đà trên trời như chực trút nước ào ào xuống những cánh đồng, nơi những ngườinông dân đang tíu tít ra đồng gặt sớm. Do chủ quan, chiếc xe Wave do Matthewcầm lái không thay chiếc lốp đã mòn nên chuyến đi sau đó đã gặp khá nhiều trụctrặc.Cả buổi sáng chúng tôi chỉ di chuyển được chừng hơn 5km trên đường mòn PùLuông (đường 15C) vốn “danh bất hư truyền” với dân “phượt” bởi độ khó khăn vàtrắc trở của nó, nhất là khi trời mưa.Đường vắng người qua lại, bản làng thưa thớt, đá sỏi lổng chổng, dăm chỗ sạtđường, đôi ba chỗ lầy lội, suối vắt ngang đường, có chỗ phải chờ xe ủi san đất chobớt dốc để dắt xe qua… Con đường từng làm nản lòng nhiều lữ khách.Vừa vượt qua một khúc quanh đã thấy Matthew đang ngồi bệt dưới đất bắt đầutháo bánh sau của chiến mã. Matthew vốn có kinh nghiệm đi “phượt” bằng xe máynên trong cốp xe của anh chàng có sẵn hai ruột xe máy mới và đồ nghề sửa xe đủbộ.Nhưng chiếc ruột xe mới bơm mãi không vào hơi. May có hai tốp người Mường đichợ Co Lương về ngang, dừng lại giúp. Dù vậy chúng tôi cũng loay hoay mất gầnhai giờ mới có thể tiếp tục hành trình khi đồng hồ đã chỉ 11g trưa. Nhưng chỉ điđược chưa đầy 15 phút, xe của Matthew lại rơi mất một con ốc ở hộp xích, sau đócứ di chuyển vài mét lại phải dừng, tìm cách quấn tạm hộp xích. Đi và dừng, đi vàdừng…Trục trặc xe cộ không trừ một ai trong nhóm. Xe của Jon và An cũng xẹp bánhcách xe Matthew chưa đầy 50m ở Pả Ban, trong khi chiếc xe thứ ba của nhóm hễdừng lại là phải đạp máy muốn gãy chân mới nổ!Phía trước là dãy Pù Luông, là đại ngàn trùng trùng điệp điệp, là dòng suối Pưngâm thầm chảy quanh chân núi, là những thung lũng lúa vàng bát ngát và lộng lẫy,là những địa danh bản Hang, Eo Kén, Đông Điểng, là Kho Mường, rồi Phố Đoàn,Bản Kịt, Cao Hoong… đang vẫy gọi. Tình trạng này có lẽ sẽ phải gọi xe cứu hộvào Pù Luông chở cả nhóm về Hà Nội mất!Đất Pù Luông có lẽ cũng chỉ thử thách chúng tôi đến thế. Sau khi gặp được mộtngười đàn ông có chút kinh nghiệm sửa xe cho dân đi ngang qua vùng đất chỉ lácđác vài nóc nhà này, mọi sự cố đều được giải quyết yên ổn.Vậy là bốn chiếc xe lại mải miết cắn đuôi nhau tiếp tục hành trình. Những đồnglúa chín, bản làng và đại ngàn cứ thế mở ra theo từng kilômet đường mòn xóc nẩyê ẩm cả người và tê cứng đôi tay cầm lái.Rời Kho Mường sau bữa trưa ở một nhà sàn sinh thái của bản, chúng tôi tiếp tục đivề phía Phố Đoàn. Cùng xuyên đại ngàn hôm đó còn có một nhóm khác cũng đi từHà Nội trên ba xe máy, thêm một nhóm hơn chục xe của các bạn đi từ Nghệ Anmang theo cờ xí lộng lẫy, đi tới đâu là tiếng cười rộn vang tới đó.Cảnh sắc đẹp như mơ trên cung đường khó nhọc. Nắng vàng, trời xanh, ruộngđồng bát ngát, núi non điệp trùng, làng bản thanh bình. Vài người phụ nữ ở làngBồng, làng Bả tò mò hỏi chúng tôi buôn bán gì vì thấy balô chằng chịt sau yên xe.Mấy chàng trai dân tộc đang gặt hái trên đồng í ới mời mấy cô gái về nhà ăn cơmvà chụp nhờ vài kiểu ảnh.Chúng tôi dừng lại trên một cánh đồng đã gặt trên đường từ bản Hin vào bản Nủa,bắc bếp cồn pha một nồi cà phê ngay trên cánh đồng mới gặt. Mấy anh bạn ngườinước ngoài thích thú chơi đùa và chụp ảnh cùng các cô bạn đồng hành. Họ thửnâng những gùi lúa trĩu nặng, cầm liềm gặt rạ hay tíu tít đi giữa cánh đồng chiềunhạt nắng, hít căng lồng ngực hương lúa chín dịu dàng.Chuyến đi về vùng biên đã để lại những kỷ niệm khó quên, nhất là người dân địaphương hiền lành, mộc mạc và gần gũi sẵn sàng giúp chúng tôi đẩy xe qua suốihay qua những vũng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đi về phía đại ngàn Đi về phía đại ngànChuyến đi về phía đại ngàn này của chúng tôi khá đặc biệt vì có thành phần“hỗn hợp” gồm những cô gái Việt và những chàng trai Tây. Trên bốn chiếcxe máy, cả nhóm hướng tới những cung đường đã thành huyền thoại đối vớidân “phượt”. Đường đi giữa đại ngàn – Ảnh: N.GiangSau hơn một giờ vật lộn với bụi bặm, xe cộ và tắc đường, mấy chiếc xe hối hả rờiHà Nội lao đi trên con đường lộng gió, bỏ lại sau lưng cái nắng bỏng rát mùa hècháy khô phố xá và những gương mặt người ướt đẫm mồ hôi…Ở điểm cuối của hành trình ngày thứ nhất, Mai Châu đang đón chờ. Quốc lộ 6dường như đã trở nên quen thuộc với chúng tôi sau quá nhiều những chuyến đi vềbiên giới phía tây Tổ quốc.Dọc đường có những lúc Matthew vào cua “ngọt” khiến tôi kinh ngạc, nhân lúcngồi ăn tối mới biết hóa ra chàng Tây này cũng có kha khá vốn chinh chiến ngangdọc miền tây bắc nước mình. Jon và An đã tới Mai Châu từ chiều, thảnh thơi khámphá bản làng đang vào mùa gặt và đặt một bữa tối thịnh soạn cho cả nhóm.Cơm nước xong cả bọn chạy xe ra thị trấn uống bia với mực nướng, xoài xanh háitrong vườn của chủ quán và xem một trận đấu World Cup với mấy thanh niên địaphương. Khi quay về, cả bản Com Poọng đã tắt đèn đi ngủ, chủ nhà trải đệm, mắcsẵn màn cho mấy vị khách trên căn nhà sàn thênh thang mát rượi với những ô cửamở rộng về phía màn đêm.Sáng thứ bảy trong trẻo và mát mẻ. Mai Châu đầy gió và đám mây ầng ậng nướclà đà trên trời như chực trút nước ào ào xuống những cánh đồng, nơi những ngườinông dân đang tíu tít ra đồng gặt sớm. Do chủ quan, chiếc xe Wave do Matthewcầm lái không thay chiếc lốp đã mòn nên chuyến đi sau đó đã gặp khá nhiều trụctrặc.Cả buổi sáng chúng tôi chỉ di chuyển được chừng hơn 5km trên đường mòn PùLuông (đường 15C) vốn “danh bất hư truyền” với dân “phượt” bởi độ khó khăn vàtrắc trở của nó, nhất là khi trời mưa.Đường vắng người qua lại, bản làng thưa thớt, đá sỏi lổng chổng, dăm chỗ sạtđường, đôi ba chỗ lầy lội, suối vắt ngang đường, có chỗ phải chờ xe ủi san đất chobớt dốc để dắt xe qua… Con đường từng làm nản lòng nhiều lữ khách.Vừa vượt qua một khúc quanh đã thấy Matthew đang ngồi bệt dưới đất bắt đầutháo bánh sau của chiến mã. Matthew vốn có kinh nghiệm đi “phượt” bằng xe máynên trong cốp xe của anh chàng có sẵn hai ruột xe máy mới và đồ nghề sửa xe đủbộ.Nhưng chiếc ruột xe mới bơm mãi không vào hơi. May có hai tốp người Mường đichợ Co Lương về ngang, dừng lại giúp. Dù vậy chúng tôi cũng loay hoay mất gầnhai giờ mới có thể tiếp tục hành trình khi đồng hồ đã chỉ 11g trưa. Nhưng chỉ điđược chưa đầy 15 phút, xe của Matthew lại rơi mất một con ốc ở hộp xích, sau đócứ di chuyển vài mét lại phải dừng, tìm cách quấn tạm hộp xích. Đi và dừng, đi vàdừng…Trục trặc xe cộ không trừ một ai trong nhóm. Xe của Jon và An cũng xẹp bánhcách xe Matthew chưa đầy 50m ở Pả Ban, trong khi chiếc xe thứ ba của nhóm hễdừng lại là phải đạp máy muốn gãy chân mới nổ!Phía trước là dãy Pù Luông, là đại ngàn trùng trùng điệp điệp, là dòng suối Pưngâm thầm chảy quanh chân núi, là những thung lũng lúa vàng bát ngát và lộng lẫy,là những địa danh bản Hang, Eo Kén, Đông Điểng, là Kho Mường, rồi Phố Đoàn,Bản Kịt, Cao Hoong… đang vẫy gọi. Tình trạng này có lẽ sẽ phải gọi xe cứu hộvào Pù Luông chở cả nhóm về Hà Nội mất!Đất Pù Luông có lẽ cũng chỉ thử thách chúng tôi đến thế. Sau khi gặp được mộtngười đàn ông có chút kinh nghiệm sửa xe cho dân đi ngang qua vùng đất chỉ lácđác vài nóc nhà này, mọi sự cố đều được giải quyết yên ổn.Vậy là bốn chiếc xe lại mải miết cắn đuôi nhau tiếp tục hành trình. Những đồnglúa chín, bản làng và đại ngàn cứ thế mở ra theo từng kilômet đường mòn xóc nẩyê ẩm cả người và tê cứng đôi tay cầm lái.Rời Kho Mường sau bữa trưa ở một nhà sàn sinh thái của bản, chúng tôi tiếp tục đivề phía Phố Đoàn. Cùng xuyên đại ngàn hôm đó còn có một nhóm khác cũng đi từHà Nội trên ba xe máy, thêm một nhóm hơn chục xe của các bạn đi từ Nghệ Anmang theo cờ xí lộng lẫy, đi tới đâu là tiếng cười rộn vang tới đó.Cảnh sắc đẹp như mơ trên cung đường khó nhọc. Nắng vàng, trời xanh, ruộngđồng bát ngát, núi non điệp trùng, làng bản thanh bình. Vài người phụ nữ ở làngBồng, làng Bả tò mò hỏi chúng tôi buôn bán gì vì thấy balô chằng chịt sau yên xe.Mấy chàng trai dân tộc đang gặt hái trên đồng í ới mời mấy cô gái về nhà ăn cơmvà chụp nhờ vài kiểu ảnh.Chúng tôi dừng lại trên một cánh đồng đã gặt trên đường từ bản Hin vào bản Nủa,bắc bếp cồn pha một nồi cà phê ngay trên cánh đồng mới gặt. Mấy anh bạn ngườinước ngoài thích thú chơi đùa và chụp ảnh cùng các cô bạn đồng hành. Họ thửnâng những gùi lúa trĩu nặng, cầm liềm gặt rạ hay tíu tít đi giữa cánh đồng chiềunhạt nắng, hít căng lồng ngực hương lúa chín dịu dàng.Chuyến đi về vùng biên đã để lại những kỷ niệm khó quên, nhất là người dân địaphương hiền lành, mộc mạc và gần gũi sẵn sàng giúp chúng tôi đẩy xe qua suốihay qua những vũng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
du lịch trong ngoài du lịch Việt Nam địa điểm du lịch mẹo đi du lịch kinh nghiệm du lịch du lịch qua ảnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 326 2 0 -
10 trang 91 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 84 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 57 0 0 -
15 trang 56 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 56 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 46 0 0 -
146 trang 43 0 0
-
5 trang 43 0 0
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 42 0 0