Danh mục

Địa lí 12 bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Địa lí 12 bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhậpVIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬPKiến Thức Trọng Tâm 1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội. a. Bối cảnh : Từ 1975 đến 1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát kéo dài. Do : - Xuất phát xây dựng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp. - Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. - Tình hình trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa lí 12 bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhậpĐịa lí 12 bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhậpVIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬPKiến Thức Trọng Tâm1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội.a. Bối cảnh :Từ 1975 đến 1985 kinh tế nước ta thường xuyên lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạmphát kéo dài. Do :- Xuất phát xây dựng từ một nền nông nghiệp lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp.- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.- Tình hình trong nước và quốc tế diễn biến hết sức phức tạp.b. Diễn biến :Công cuộc đổi mới bắt đầu năm 1979 từ nông nghiệp sau đó lan sang công nghiệp vàdịch vụ, được khẳng định 1986 theo 3 xu thế :- Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN- Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.c. Thành tựu :- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi vàkiềm chế ởmức một con số- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( 8,4% – 2005)- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH ( giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăngtỉ trọng trong khu vực II và III)- Cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển biến ( ra đời các vùng chuyên canh, các trung tâm côngnghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm)- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm hộ nghèo của cả nước.2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:a. Bối cảnh :- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới, tạo cho ta đẩy mạnh hợp tácquốc tế và khu vực nhằm thu hút vốn , công nghệ và mở rộng thị trường- Bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ vào đầu năm 1995.- Nước ta là thành viên của ASEAN (1995), thành viên WTO (2006)b. Thành tựu :- Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài ( ODA, FDI)- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế – KHKT, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninhkhu vực.- Ngoại thương phát triển mạnh , xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng : dệt may, thiết bịđiện tử, gao, cà phê, thủy sản3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuốc đổi mới :- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.- Đẩy mạnh CNH – HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.- Đẩy mạnh phát triển y tế, văn hoá, giáo dục… đồng thời chống lại các tệ nạn xã hội.Câu hỏi & Trả lời tóm tắtCâu 1:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nàođến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?Gợi ý trả lời:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộcĐổi mới ở nước ta :- Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy quá trìnhhội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế-xã hội đất nước.- Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tăng cường liên kết hoáđã cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn vốn và khoa học kĩ thuật, cũng như họctập được kinh nghiệm sản xuất từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước.- Đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, đòi hỏi cần phải có những đốisách thích hợp nhằm phát triển ổn định và bền vững về kinh tế-xã hội.Câu 2: Hãy nêu các thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?Gợi ý trả lời : Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn :- Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, lạm phát được đẩylùi.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( trên 8% trong suốt giai đoạn từ năm 2005 đến nay)- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ( giảm tỉtrọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III ).- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt: cả nước đã hình thành 3 vùngkinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ quantrọng.- Đời sống của nhân dân không ngừng được tăng lên, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.Câu 3 : Nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở nước ta.Trả lời : Các định hướng chính :- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.- Có giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: