Tác dụng dược lý Tác dụng hạ nhiệt, an thần (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với phế quản : thuốc làm gĩan phế quản nên có tác dụng hạ cơn suyễn (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể do làm gĩan mạch nội tạng (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng kháng Histamin và chống co giật (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin chống hình thành huyết khối. Có tác dụng hưng phấn tử cung, chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỊA LONG (Kỳ 4) ĐỊA LONG (Kỳ 4) Tác dụng dược lý + Tác dụng hạ nhiệt, an thần (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với phế quản : thuốc làm gĩan phế quản nên có tác dụng hạcơn suyễn (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng hạ huyết áp chậm mà lâu dài, có thể do làm gĩan mạchnội tạng (Trung Dược Học). + Thuốc có tác dụng kháng Histamin và chống co giật (Sổ Tay Lâm SàngTrung Dược). + Thuốc làm tăng hoạt tính dung giải của Fibrin chống hình thành huyếtkhối. Có tác dụng hưng phấn tử cung, chất chiết xuất diệt tinh trùng (Sổ Tay LâmSàng Trung Dược). + Thuốc có tác dụng phá huyết do chất Lumbritin (Nhật Bản 1911). + Tác dụng giải nhiệt: cho uống 12g bột Địa long, thấy có tác dụng hạ sốt.Đối với bệnh nhân sốt do cảm nhiễm, cho uống 0,3g thấy có tác dụng giảm sốt.Tác dụng giảm sốt xuất hiện sau nửa giờ đến 3 giờ, từ 2-5 giờ thì hết sốt, trở lạibình thường (Phó Tuấn Lục, Thiểm Tây Trung Y 1980, 10 (3): 138). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Trị trúng phong (não thốttrúng khuyết huyết tính). Dùng dịch Địa long chích 10g/kg vào khoang bụng chuộtbị chứng não thiếu máu bị trúng phong, thấy các triệu chứng giảm nhẹ (Uông BộiCăn, Sơn Tây Y Dược tạp Chí 1984, 13 (3): 133). Tính vị: + Vị mặn, tính hàn (Bản Kinh). + Tính rất hàn, không độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị đắng, cay, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị mặn. Tính hàn (Trung Dược Học).. Quy kinh: + Vào kinh Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân). + Vào kinh Can, Tỳ, Phế (Bản Thảo Tái Tân). + Vào kinh Vị, Thận (Dược Nghĩa Minh Biện). + Vào 3 kinh Tỳ, Vị, Thận (Trung Dược Học). Tham khảo: + Khâu dẫn vị mặn tính lạnh, có tác dụng giáng tiết, chạy xuyên suốt khắpkinh lạc lại có thể thanh nhiệt chống co giật, lợi tiểu, bình suyễn. Đào Hoằng Cảnhghi rằng có thể khử giun sán rất hiệu quả. ‘Trửu Hậu Phương’ dùng nó để trị sưngtinh hoàn hoặc tinh hoàn thụt lên đau bụng thắt không chịu nổi. Vì vậy mà KhấuTông Thích lại dùng trong các chứng bệnh phong đi xuống do thận. Ấy là nhữngcái hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu thêm trong lâm sàng (Trung Dược HọcGiảng Nghĩa). + Theo báo cáo mới đây, dùng Địa long kết hợp với các thứ sau có thểphòng trị chứng ung thư, như: Địa long, Ngô công, Phong phòng (tổ ong), Bồcông anh, Bản lam căn, Toàn yết, Xà thoái mỗi thứ 40g. Bạch hoa xà thiệt thảo nửa cân. Tán bột luyện mật làm viên, mỗi viên 8g.Uống sáng 1 viên, tối 1 viên với nước nóng. Lại có thể trị bệnh áp huyết cao, tánbột hoặc sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Phân biệt: 1- Ở Trung Quốc còn dùng các con Pheretima asiatica Michaelsen vàAllolobophora caliginosa Trapezoides,.. thuộc họ Megasclo lecidae, để làm thuốc. 2- Cần phân biệt với Rắn giun là một giống rắn có tên khoa học làTpholops. Thoáng nhìn, ta dễ lẫn rắn giun với giun đất vì rắn cũng có cỡ lớn vàmàu nâu thẫm bóng láng như giun. Nếu quan sát kỹ một chút, ta sẽ thấy thân rắn giun phủ vẩy như rắn. Đây làmột loài rắn thực sự, do điều kiện sống chui d ưới đất như giun, nên có hình dạngtương tự giun. Thân rắn giun hình trụ, có vẩy nhẵn bóng giúp con vật chui luồn dễ dàng.Mõm nhọn sắc, giúp con vật dễ khoan lỗ trong đất mềm. Đuôi ngắn có vẩy nhọn l àchỗ tựa trên đất giúp rắn trườn về phía dưới. Mắt nhỏ ẩn dưới vẩy bên đầu, nên tránh khỏi sây sát khi rắn luồn trong đất.Rắn giun đào hầm dưới đất có khi sâu tới h àng mét và ăn các loại giun và sâu bọấu trùng ở đất. Người ta thường gọi là “Rắn hổ giun”, không cắn được người(Danh Từ Dược Học Đông Y)