Danh mục

ĐỊA LÝ THỦY VĂN - CHƯƠNG 1

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.57 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (40 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÁC NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỊA LÝ THỦY VĂN 1.1. QUY LUẬT PHÂN HOÁ PHỔ BIẾN CỦA CẢNH QUAN ĐỊA LÝ 1.1.1. Cảnh quan địa lý “Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp của các hiện tượng và các đối tượng mà trong đó địa hình, khí hậu thủy văn, thỗ nhưỡng, thực vật, động vật và các đặc trưng cho hoạt động của loài người ở một trình độ nhất định nào đó hợp thành một thể thống nhất. Nó xuất hiện trùng lặp một cách điển hình trong phạm vi của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỊA LÝ THỦY VĂN - CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1. CÁC NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỊA LÝ THỦY VĂN 1.1. QUY LUẬT PHÂN HOÁ PHỔ BIẾN CỦA CẢNH QUAN ĐỊA LÝ 1.1.1. Cảnh quan địa lý “Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp của các hiện tượng và các đối tượng mà trong đó địa hình, khí hậu thủy văn, thỗ nhưỡng, thực vật, động vật và các đặc trưng cho hoạt động của loài người ở một trình độ nhất định nào đó hợp thành một thể thống nhất. Nó xuất hiện trùng lặp một cách điển hình trong phạm vi của một địa đới nào đó trên trái đất” (AcBer, (1931)). Nói cách khác cảnh quan địa lý (hay còn gọi là cảnh quan) là một quần tụ có quy luật của các yếu tố cảnh quan. Các yếu tố này ảnh hưởng chế ước lẫn nhau, trong đó một yếu tố thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác ở những mức độ khác nhau. Các yếu tố cảnh quan cơ bản của địa lý tự nhiên bao gồm: Khí hậu, thủy văn, thỗ nường, địa hình, địa chất, động thực vật. Khi tác động đến một yếu tố sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố khác. Ví dụ phá rừng dẫn đến sự thay đổi khí hậu, tăng nhiệt độ không khí, giảm độ ẩm, tăng bốc hơi. Và tất yếu dẫn đến thay đổi về thủy văn, tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy mùa cạn, thay đổi về thỗ nhưỡng, tăng xói mòn, rửa trôi, làm đất bị kiệt màu và làm thay đổi nơi cư trú, giảm tính đa dạng của động vật... Trong một điều kiện nhất định về địa hình, khí hậu sẽ tồn tại một số loài động thực vật nhất định, kể cả có một điều kiện địa chất, thỗ nhưỡng tương ứng. Đó là tính chất quần tụ có quy luật của yếu tố cảnh quan để tạo nên một cảnh quan địa lý. Các quần tụ này có hệ thống đẳng cấp từ cao đến thấp. Cấp tương đối cao phức tạp hơn, là sự kết hợp một cách có quy luật của các cấp thấp hơn, đơn giản hơn. Người ta gọi đó là một hệ thống đẳng cấp của thể tổng hợp địa lý. Đó cũng là cơ sở chính để thực hiện việc phân vùng địa lý nói chung và thủy văn nói riêng. 1.1.2. Quy luật phân hoá phổ biến của cảnh quan địa lý Hiện nay các nhà nghiên cứu thừa nhận 2 quy luật phân hoá phổ biến của các yếu tố cảnh quan. Đó là quy luật địa đới và phi địa đới. Đồng thời cũng xem xét đến sự phân hoá theo kiến tạo và theo ô địa lý. Mặt khác người ta cũng đề cập đến sự phân 10 hoá liên quan đến hoạt động kinh tế của con người, vì đó là nhân tố đóng vai trò ngày càng quan trọng và ngày càng chi phối sự phân hoá của địa lý tự nhiên. Cùng với sự phát triển kinh tế, các tác động tích cực ngày càng gia tăng mà hậu quả là sự nóng lên toàn cầu, gây nên sự biến đổi của cảnh quan địa lý trên quy mô lớn. Tuy nhiên hai quy luât địa đới và phi địa đới vẫn là chung nhất, tổng quát nhất. 1.1.2.1. Quy luật địa đới. a. Tính địa đới theo vĩ độ Sự phân hoá theo địa đới là sự phân chia và sắp xếp một cách có quy luật theo các vành đai địa lý theo vĩ độ kể từ xích đạo về hai cực. Từ đó có thể phân mặt địa cầu làm 5 đới đối xứng qua xích đạo. Đó là đới đài nguyên (đồng rêu), Đới rừng lá nhọn (taiga), đới thảo nguyên, đới xa mạc và đới rừng mưa xích đạo. Tính địa đới theo vĩ độ là qui luật phổ biến nhất, cơ bản nhất về sự phân bố của các yếu tố tự nhiên, nó thể hiện rõ nét ở các vùng địa hình bình nguyên rộng lớn, đặc biệt là các vùng đồng bằng lớn xa biển. Cách đặt tên 5 đới trên đây chủ yếu dựa vào cấu trúc thảm thực vật vì nó là yếu tố cảnh quan nhạy cảm nhất với sự thay đổi của các yếu tố cảnh quan khác. Nói chung chỉ có địa hình và địa chất là 2 yếu tố cảnh quan ít mang tính địa đới, các yếu tố khác đều mang những đặc điểm riêng điển hình cho từng đới địa lí. Ví dụ ở đới đồng rêu khí hậu quanh năm lạnh , mưa chủ yếu ở dạng tuyết rơi, dòng chảy do băng tan, không tạo ra các trận lũ với mực nước lên xuống nhanh như ở xích đạo. Đất gần như đóng băng quanh năm, chỉ có một lớp mỏng không bị băng giá trong mùa hè ngắn ngủi. Do vậy hệ thực vật cũng đặc trưng cho vùng băng giá (đồng rêu). Ngược lại ở đới xích đạo, khí hậu nhiệt đới, quanh năm không có mùa đông, các trận mưa rào mùa hè với cường độ và lượng đều lớn, tạo nên những trận mưa lớn dữ dội, mực nước lên nhanh xuống nhanh, đặc biệt ở lưu vực nhỏ. Do đó rừng nhiệt đới đa dạng về loài, với nhiều tầng lớp, tạo ra một kiểu rừng rậm thường xanh rất đặc trưng, rừng mưa xích đạo. Tính địa đới quyết định bởi các nhân tố vũ trụ hành tinh, diễn ra sự phân bố nhiệt mặt trời không đồng đều theo vĩ độ. Đó là do tính hình cầu của trái đất , độ nghiêng của trục trái đất so với mặt phẳng hoàng đạo và vận động tự quay của trái đất quanh trục và vận động quay quanh mặt trời. Từ đó có chuyển động biểu kiến của mặt trời, gây ra sự thay đổi độ nghiêng của tia mặt trời đến trái đất, thay đổi độ dài ngày đêm, độ dài thời gian chiếu sáng trong năm, làm cho sự phân bố nhiệt mặt trời giảm dần từ xích đạo về hai cực. Song điều kiện trên chỉ gây ra tính địa đới theo vĩ độ không mạnh lắm. Vì ở những vĩ độ cao và ôn đới, nó chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện ...

Tài liệu được xem nhiều: