Danh mục

ĐỊA LÝ THỦY VĂN - CHƯƠNG 2

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 521.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ĐỊA LÝ THUỶ VĂN 2.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẢNH QUAN VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG THUỶ VĂNTrước khi đi vào phân tích và tổng hợp địa lý các hiện tượng thuỷ văn cần phải phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan đến chúng. Như đã phân tích trong chương 1, các hiện tượng và các quá trình thuỷ văn là một trong các yếu tố cảnh quan. Giữa chúng có mối quan hệ ràng buộc và tác động lẫn nhau. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỊA LÝ THỦY VĂN - CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ĐỊA LÝ THUỶ VĂN2.1. QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ CẢNH QUAN VỚI CÁC HIỆNTƯỢNG THUỶ VĂN Trước khi đi vào phân tích và tổng hợp địa lý các hiện tượng thuỷ văn cầnphải phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan đến chúng. Như đã phân tích trong chương 1, các hiện tượng và các quá trình thuỷ văn làmột trong các yếu tố cảnh quan. Giữa chúng có mối quan hệ ràng buộc và tác độnglẫn nhau. Trong nội bộ một đới cảnh quan nếu điều kiện tự nhiên giống nhau thì kếtluận một vấn đề thuỷ văn ở một khu vực nào đó có thể mở rộng cho khu vực khác.Bởi vì điều kiện tự nhiên tương tự sẽ quyết định sự tồn tại điều kiện tương tự vềdòng chảy. Sau đây chúng ta sẽ xét lần lượt tác động của từng yếu tố cảnh quan. 2.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu Trong các yếu tố cảnh quan thì khí hậu là nhân tố quan trọng nhất, là nhân tốchủ đạo của các quá trình thuỷ văn. Còn trong các yếu tố thuỷ văn thì dòng chảy làyếu tố quan trọng nhất. Và như Vôicov A.I. đã nhấn mạnh, sông ngòi là sản phẩmcủa khí hậu, đó chính là sản phẩm của mưa, bốc hơi và các quá trình khí hậu khác. Lượng mưa và các đặc trưng mưa cũng như năng lực bốc hơi có khả năngquyết định sự hình thành dòng chảy sông ngòi. Khí hậu không những ảnh hưởngtrực tiếp đến dòng chảy sông ngòi mà còn gián tiếp thông qua các nhân tố khác nhưthổ nhưỡng, thực vật, đồng thời thông qua những vành đai thẳng đứng ở vùng núicao và sự lồi lõm của địa hình mà tác dụng đến dòng chảy. Khí hậu cũng là nhân tốđược nghiên cứu nhiều nhất và tốt nhất. Chính vì vậy khi xem xét mối quan hệ giữadòng chảy nói riêng, các quá trình thuỷ văn nói chung với yếu tố cảnh quan, trướchết phải xét đến yếu tố khí hậu, trong đó quyết định nhất là mưa. - Mưa: Trong điều kiện nhiệt đới ẩm như ở nước ta thì mưa gần như là hình thứcnước rơi duy nhất. Nó là một trong ba thành phần cơ bản của phương trình cân bằngnước nhiều năm. Có thể nói rằng ở đâu mưa nhiều thì ở đó dòng chảy phong phú.Về quan hệ định lượng giữa dòng chảy với các nhân tố thì lượng mưa bao giờ cũngchiếm tỷ trọng lớn nhất. Khi xây dựng quan hệ nhiều năm, có thể sử dụng quan hệđơn biến giữa mưa và dòng chảy với hệ số tương quan khá cao, từ 0,80-0,90. Đó 50cũng là dạng quan hệ phổ biến nhất để kéo dài, bổ sung số liệu dòng chảy cho cáckhu vực thiếu tài liệu. Mưa đồng thời còn chi phối cả biến trình dòng chảy sôngngòi. Ở các nước vùng nhiệt đới, mùa mưa quyết định mùa dòng chảy. Mùa lũthường gắn với mùa mưa và mùa cạn gắn với mùa ít mưa. Nhìn chung mùa dòngchảy thường bắt đầu đồng thời hoặc chậm hơn mùa mưa, còn kết thúc hầu như cùngmột tháng. Tính chất của mưa thường quyết định tính chất của lũ, các tháng có mưalớn thì cũng có dòng chảy lớn. Mưa tập trung với cường độ lớn sẽ hình thành lũ lớnvà ngược lại. Mưa với cường độ vượt thấm có thể sinh ra những con lũ đầu mùa lớntrong khi lưu vực vẫn chưa bão hoà nước. Chính vì vậy mưa đóng vai trò quan trọngquyết định sự phân bố theo thời gian và không gian của các quá trình thuỷ văn. - Bốc hơi Bốc hơi cũng đóng vai trò đáng kể đến sự hình thành dòng chảy. Bốc hơitham gia trực tiếp vào cán cân nước, và là một trong ba thành phần cơ bản củaphương trình cân bằng nước. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành dòng chảy,nhất là ở vùng khô hạn. Lượng bốc hơi thường xấp xỉ, nhiều nơi vượt hẳn lượngdòng chảy. Bốc hơi làm giảm sút đáng kể lượng dòng chảy. Nơi nhiệt độ cao làmtăng khả năng bốc hơi, lượng bốc hơi lớn rõ rệt. Ở vùng ôn đới, toàn bộ quá trìnhdòng chảy gắn với quá trình nhiệt độ, một sản phẩm của bức xạ. Trong vùng nhiệtđới điển hình bức xạ còn đóng vai trò lớn hơn. Ở xích đạo bốc thoát hơi thực tế gầnbằng bốc hơi tiềm năng, vào khoảng 50-60% lượng mưa năm, còn dòng chảy sôngngòi chiếm 40%. Nếu lượng mưa lớn hơn khả năng bốc hơi thì tính biến động củadòng chảy trở nên rất yếu. - Các nhiễu động thời tiết, đặc biệt là các nhiễu động động lực đóng vai tròrất quan trọng đến sự hình thành mưa lũ. Các nhiễu động thường gặp là xoáy thuậnnhiệt đới, front lạnh, đường đứt, áp thấp nóng phía Tây. Những nhiễu động nàythường kết hợp tạo thành các dòng thăng mạnh và gây mưa rất lớn. Từ đó gây ranhững trận lũ có đỉnh và lượng lớn, cường suất nhanh, gây nhiều tác hại nghiêmtrọng đến các hoạt động dân sinh, kinh tế. - Ngoài ra các yếu tố khí hậu còn ảnh hưởng đến dòng chảy thông qua cácyếu tố cảnh quan khác. 2.1.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng, nham thạch Sau khí hậu thì thổ nhưỡng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến dòngchảy sông ngòi. Nếu khí hậu quyết định sự tiềm tàng của dòng chảy thì thổ nhưỡnglại quyết định độ lớn của dòng chảy. Thực tế cho thấy một khu vực có lượng mưalớn chưa đủ để sản sinh ra dòng chảy phong phú vì dòng chảy còn phụ thuộc vàokhả năng nguồn nước của thổ nhưỡng và kiến trúc địa tầng của lưu ...

Tài liệu được xem nhiều: