Danh mục

Địa vị quyền lực của nhà vua trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một là, bởi bổn phận thân dân của nhà vua: Nguồn gốc của bổn phận thân dân của nhà vua xuất phát từ quan điểm thiên nhân tương dữ ( trời và người hiểu nhau, có quan hệ với nhau ) của Nho giáo, ý trời được thể hiện qua lòng dân.Nhà vua muốn thực hiện được thiên mệnh, nhà vua phải thân dân. Thân dân là môt trong những tiêu chuẩn để phân biệt hôn quân và minh quân. ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, thân dân của nhà vua không chỉ xuất phát từ tư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Địa vị quyền lực của nhà vua trong pháp luật phong kiến Việt Nam Địa vị quyền lực của nhà vua trong pháp luật phong kiến Việt NamMột là, bởi bổn phận thân dân của nhà vua:Nguồn gốc của bổn phận thân dân của nhà vua xuất phát từ quan điểm thiên nhântương dữ ( trời và người hiểu nhau, có quan hệ với nhau ) của Nho giáo, ý trờiđược thể hiện qua lòng dân.Nhà vua muốn thực hiện được thiên mệnh, nhà vua phải thân dân. Thân dân là môttrong những tiêu chuẩn để phân biệt hôn quân và minh quân. ở Việt Nam, trongthời kỳ phong kiến, thân dân của nhà vua không chỉ xuất phát từ tư tưởng thân dâncủa Nho giáo, mà còn xuất phát từ việc thực hiện chức năng cơ bản của nhà nước.Nằm ở phía Nam của phong kiến Trung Quốc, người Việt luôn phải đối phó vớinạn bành trướng bá quyền của Trung Quốc. Chức năng chống ngoại xâm trở th ànhchức năng cơ bản hàng đầu của tất cả các vương triều phong kiến Việt Nam: nhàLý chống Tống, nhà Trần chống Nguyên Mông, nhà Lê chống Minh, Triều TâySơn chống Thanh…Để thực hiện chức năng đó, các triều đại phong kiến Việt Nam khi thực hiện cácchức năng đối nội luôn phải tính đến việc thu phục lòng dân, củng cố khối đoànkết dân tộc bằng cách thân dân. Bổn phận thân dân luôn đ ược khẳng định trongcác tuyên bố của vua phong kiến. Ví nh ư khi đại thắng quan Minh, Lê Lợi tuyênbố:“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”Minh Mạng tự coi mình là cha mẹ của dân, vua đối với dân cũng như cha hiền đốivới trẻ con. Bổn phận thân dân đã chi phối đến mức tập trung quyền lực vào trongtay nhà vua. Mặc dù nắm trong tay quyền lực nhà nước, khi nhà vua ban hànhpháp luật, nhà nước không chỉ thể hiện ý chí của mình, của giai cấp thống trị màcòn phải tính đến ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Trong luật Hồng Đức vàGia Long có hàng loạt các chế định bảo vệ tuyệt đối tính mạng tài sản danh dựnhân phẩm của nhà vua, nhưng có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi của nhândân.Trong khi thực hiện quyền hành pháp, có những quyết định của nhà vua vì bổnphận thân dân đôi khi đi ngược lại với lợi ích của triều đình mình. Ví như để nuôisống bộ máy cai trị, tạo dựng cơ sở kinh tế vững chắc cho triều đại của mình, nhàvua phong kiến Lê, Nguyễn ban hành những chính sách thuế khóa, lao dịch, binhdịch, miễn lao dịch, binh dịch cho thân dân.Bổn phận thân dân đôi khi khiến các vua phong kiến đi ngược lại quyết định củachính mình. Ví dụ dưới triều Nguyễn, nhà nước không quy định việc chẩn cấp chonhững người giập hỏa hoạn song khi nhân dân gặp hỏa hoạn, các quan quản dânđã tự động mở kho cứu tế cho dân. Khi việc này bị phát giác, Minh Mạng buộcphải tha bổng cho các quan chức đã tự tiện chẩn cấp cho dân.Trong lĩnh vưc tư pháp, để bảo vệ vương triều và thể hiện uy quyền của mình phápluật đã đưa ra những chế tài nghiêm khắc dành cho những tội phạm xâm hại đếnquan hệ xã hội cơ bản mà pháp luật bảo vệ. Song mỗi khi có thiên tai, khi đăngquang, khi sinh hoàng tử, để thực hiện bổn phận thân dân, nhà vua đã đại xá,đặc xá cho kẻ phạm tội. Có thể nói bổn phận thân dân khiến nhà vua không phảilúc nào cũng thể hiện và thực hiện một cách trọn vẹn ý chí của mình. Trong quátrình cai trị, cho ban hành các chính sách pháp luật và thực thi chính sách phápluật, ở một mức độ nhất định, nhà vua phải tính đến ý chí và quyền lợi của nhândân.Hai là, những tập quán chính trị.Các tập quán chính trị thời phong kiến ( cách thức xử sự truyền thống ) có sứcsống mãnh liệt, bởi nó có chỗ dựa vững chắc từ quan điểm “ pháp tiên vương “củađạo Nho. Khi vào Việt Nam, quan điểm “ pháp tiên vương “ đã bị khúc xạ, bêncạnh việc học tập các điển ch ương, chế độ của các ông vua nổi tiếng trong lịch sửTrung Quốc như Nghiêu,Thuấn, Hán, Đường, các vua Lê, Nguyễn còn đưa raquan điểm “ pháp tổ “ (noi theo tổ tiên ).Các triều đại phong kiến Việt Nam lấy cách thức xử sự của tiên vương bao gồmchính lệnh, luật pháp, tập quán cai trị làm khuôn mẫu trong cách thức cai trị củamình.Do ảnh hưởng của các tập quán chính trị mà mỗi triều đại Lê, Nguyễn chỉ banhành một bộ luật tổng hợp. Các chế định trong các bộ luật đó d ù có lạc hậu hơn sovới đời sống kinh tế xã hội cũng không được loại bỏ, các đời vua kế tiếp chỉ cóquyền bổ sung thêm để khắc phục tình trạng lạc hậu hơn của các điều khoản.Minh Mạng khi lệnh cho Quốc sử quán chép lại điền ch ương, chế độ của triều đạimình, cũng không dám bỏ qua cách thức xử sự truyền thống của ông cha, đó l à lýdo khiến trong tác phẩm “ Minh Mệnh chính yếu “ của Quốc sứ Quán triềuNguyễn có một chương nói riêng về việc noi theo chế độ của tiên vương ( chươngpháp tổ ).Cách thức xử sự truyền thống trong cai trị của các tiên vương làm cho các hoàngđế đương quyền không thể hoàn toàn cai trị theo ý chí của mình. Ngoài ra các điểnchương chế độ đương thời cũng là khuôn mẫu để các hoàng đế đời sau cai trị. Sựphán xét của lịch sử, của các ông vua đời sau về những đóng góp, những hạn chếcủa các ...

Tài liệu được xem nhiều: