Danh mục

Dicey và pháp quyền của Vương quốc Anh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.56 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Theo tôi, khi luật pháp không có quyền lực điều chỉnh mà phải chịu sự điều chỉnh của một quyền lực khác, thì sự sụp đổ của nhà nước là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu luật pháp cai trị chính phủ và chính phủ là nô lệ của luật pháp thì đấy là một bối cảnh đầy hứa hẹn và người dân sẽ được hưởng những tốt đẹp mà các vị thần sẽ ban cho nhà nước này”.1 Plato.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dicey và pháp quyền của Vương quốc AnhDicey và pháp quyền của Vương quốc Anh “Theo tôi, khi luật pháp không có quyền lực điều chỉnh mà phải chịusự điều chỉnh của một quyền lực khác, thì sự sụp đổ của nhà nước làkhông thể tránh khỏi. Nhưng nếu luật pháp cai trị chính phủ và chínhphủ là nô lệ của luật pháp thì đấy là một bối cảnh đầy hứa hẹn và ngườidân sẽ được hưởng những tốt đẹp mà các vị thần sẽ ban cho nhà nướcnày”.1 Plato. Có thể nói, mục tiêu quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển nhànước là đạt tới trạng thái pháp quyền. Lịch sử nhân loại đã cho thấy, chỉmột nhà nước pháp quyền mới bảo vệ được quyền lợi lâu dài của côngdân và nhờ đó, nhà nước ấy mới tồn tại lâu dài được. Khái niệm dùngpháp luật để cai trị đã xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, trong những tácphẩm của Plato và Aristotle, hoặc được nói đến trong Pháp giáo củaTrung Quốc thời Xuân Thu. Nó tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình tháitrong quá trình lịch sử, trong những học thuyết tôn giáo, trong triết họcdân chủ của John Locke và Thomas Paine. Nhưng sự nghiên cứu vềkhái niệm pháp quyền một cách hàn lâm thì xuất hiện khá muộn. Mãiđến cuối thế kỷ XIX, Albert Venn Dicey, một nhà luật học người Anh,mới xuất bản một trong những tác phẩm nghiên cứu chi tiết đầu tiên vềhệ thống pháp quyền. Điều đáng ngạc nhiên là nghiên cứu này lại đếntừ một nước được coi là ngoại đạo trong quá trình tìm đến hệ thốngpháp quyền, bởi vì trái với phong trào đề cao hiến pháp và sự bảo vệquyền lợi được chính thức hóa trong văn bản pháp luật ở châu Âu,nước Anh không những không có hiến pháp thành văn mà còn có mộthệ thống luật pháp rất nặng về tập quán. Tuy nhiên, Dicey nghĩ rằng,chức năng quan trọng nhất của một hệ thống pháp quyền là bảo vệquyền cá nhân và ông phân tích, nếu lấy điều đó làm gốc thì chính hệthống khác thường của Anh lại bảo đảm hơn cho điều đó và là chìakhóa cho vấn đề pháp quyền. Chúng tôi sẽ giới thiệu những phân tíchcủa Dicey cùng với một số nhận xét về tính thích hợp của nó trong hệthống lý thuyết về dân chủ. Dicey là một trong những người đầu tiên viết về pháp quyền mộtcách cụ thể, với những khái niệm và định nghĩa chính xác2. Dicey chorằng: “Nước Anh là một nước được cai trị dưới hệ thống pháp quyền,một điều rất hiếm có ở Châu Âu”.3 Mục tiêu của pháp quyền, theoDicey, là để bảo vệ con người khỏi sự chuyên quyền, hoặc là để ngănchặn khả năng phát sinh ra sự chuyên quyền của bộ máy nhà nước.Pháp quyền không cho phép “một hệ thống nhà nước đứng đầu bởinhững người có quyền lực rộng lớn, tối cao, và chuyên quyền”.4 Vàpháp quyền không cho phép bất cứ ngoại lệ nào bởi “Bất cứ lúc nào cósự tùy ý thì sẽ có sự chuyên quyền”.5 Vì thế, pháp quyền bảo vệ quyềncá nhân, và chính là linh hồn của hiến pháp Anh. Dicey tạo ra mô hìnhmột hệ thống pháp quyền từ những nghiên cứu và phân tích chi tiết vềvai trò của pháp quyền trong hiến pháp Anh; và ông kết luận rằng, môhình này phải được áp dụng rộng rãi nếu các nhà nước Châu Âu khácmuốn bảo vệ quyền lợi của công dân họ. Ông nói rằng, bất cứ mộtchính thể lập hiến nào nếu hướng đến quyền con người đều phải ápdụng mô hình cho phép “quyền lực tối cao của pháp luật”6. Trong lý thuyết pháp quyền Anh của Dicey có ba khái niệm riêngbiệt. Khái niệm thứ nhất: “không ai có thể bị trừng phạt hoặc làm tổnthương về người và của một cách hợp pháp trừ khi một tòa án thôngthường đã xử theo một phương thức pháp lý thông thường và kết luậnrằng người đó đã vi phạm luật pháp một cách rõ ràng”7. Nói cách khác,chỉ luật pháp thông thường mới có quyền trừng phạt con người.Nguyên tắc này được thể hiện rõ qua vụ án Entick v Carington (1765)19 St Tr 1029 năm 1765, khi Bộ trưởng Nội vụ Anh ban hành lệnh chophép quân lính vào nhà riêng để lục soát mà không dựa trên bằngchứng đáng kể gì, chỉ nói rằng việc đó phục vụ cho lợi ích quốc gia.Tòa án đã xử rằng, xét theo luật pháp thông thường lệnh này là bất hợppháp và hành động vào nhà riêng của quân lính là hành động xâmphạm. Vụ án này cho thấy pháp quyền trong thực hành ở Anh khôngcho phép nhà nước hành động ngoài pháp luật vì bất cứ lý do gì. Khái niệm thứ hai: “Bất kể địa vị và điều kiện, mỗi công dân đềuphải chịu sự điều chỉnh của pháp luật thông thường của lãnh thổ vàphải tuân theo xét xử của các tòa án thông thường”8. Trước pháp luật,mọi người đều bình đẳng. Đương nhiên sẽ có những bộ luật và toà ánđặc biệt dành cho những viên chức mang trách nhiệm công cộng, vàchính Dicey cũng công nhận điều này. “Quân đội và tu sĩ của Giáo hộiAnh phải chịu điều chỉnh của những luật không có ảnh hưởng đối vớinhững công dân khác và phải tuân theo xét xử của những tòa án khôngcó quyền lực đối với những người bình thường”9. Kể cả những viênchức khác cũng vậy; “công chức nói chung thường phải chịu sự điềuchỉnh của các luật công chức”10. Nhưng mặc dù công chức được điềuchỉnh bởi luật công chức, họ vẫn phải tuân theo luật pháp thôngthường. “Thực tế này không hề mâu thuẫn với nguyê ...

Tài liệu được xem nhiều: