Danh mục

Diễn biến lạm phát và dự báo điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.11 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lãi suất là công cụ điều hành chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất và tác động mạnh nhất đến thị trường tài chính của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế lớn, các quốc gia phát triển trên thế giới. Bài viết trình bày diễn biến lạm phát và dự báo điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn biến lạm phát và dự báo điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển trong giai đoạn hiện nay KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 16. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Thân Thị Vi Linh* Tóm tắt Lãi suất là công cụ điều hành chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất và tác động mạnh nhất đến thị trường tài chính của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế lớn, các quốc gia phát triển trên thế giới. Những diễn biến mới nhất và bất ngờ của tình hình chính trị, thị trường tài chính quốc tế từ cuối tháng 02/2022 đến nay đã đặt ra những thách thức mới trong điều hành chính sách tiền tệ của các nền kinh tế đó. Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, sau hai năm thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát trong bối cảnh diễn ra đại dịch COVID-19, NHTW của một loạt nền kinh tế lớn trên thế giới dự kiến quay trở lại điều hành trong trạng thái bình thường, thực hiện đường cong lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến bất thường đã xảy ra, đó là bắt đầu vào ngày 24/02/2022, Nga triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina đã làm thay đổi hoàn toàn dự kiến bình thường hóa chính sách tiền tệ đó. Giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 14 năm qua; giá khí đốt cùng một loại mặt hàng kim loại khác cũng tăng cao. Diễn biến đó làm giảm triển vọng tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn cũng như toàn cầu. Vậy dự kiến NHTW trên thế giới sẽ điều hành lãi suất như thế nào? Lạm phát của Việt Nam dự kiến ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến điều hành chính sách tiền tệ? Bài viết tập trung vào nội dung này của NHTW các nền kinh tế phát triển trên thế giới và đưa ra dự báo, khuyến nghị cho Việt Nam. Từ khóa: Diễn biến lạm phát, điều hành lãi suất, Ngân hàng Trung ương * Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng 188 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 1. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN 1.1. Dự báo điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển trên thế giới Hiện nay, Mỹ là nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới, hơn 70% giao dịch thương mại và thị trường tài chính toàn cầu được thực hiện bằng đô la Mỹ (USD). Mỗi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chính lãi suất thì nó có tác động đến toàn cầu. Do đó, thị trường tài chính quốc tế thường “ngóng trông” động thái của Fed trong mỗi đợt điều chỉnh lãi suất. Trước khi xảy ra sự kiện quân sự giữa Nga và Ukraina, cùng với các nước phương Tây thực hiện nhiều biện pháp cấm vận kinh tế đối với Nga, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến thực hiện đợt tăng lãi suất 0,5% vào tháng 3/2022. Song dự kiến này đã không xảy ra, nguyên nhân xuất phát từ cuộc xung đột quân sự ở Ukraina. Tuy nhiên, Fed sẽ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất chậm hơn với biên độ 0,25% trong kỳ mới nhất. Fed nhận định, xung đột Nga - Ukraina đưa đến những hậu quả khó lường, nhưng Fed vẫn xác định hành động mạnh mẽ hơn trong điều hành lãi suất nếu lạm phát không hạ nhiệt nhanh chóng như mong đợi. Tham khảo diễn biến giá dầu Brent và tỷ lệ lạm phát các năm 2014 - 2021, dự báo năm 2022 tại Mỹ ở Hình 1 dưới đây. Hình 1. Diễn biến giá dầu và dự báo lạm phát tại Mỹ Nguồn: SSI (2019 - 2022), tổng hợp từ các nguồn tài liệu quốc tế Diễn biến ở Hình 1 nói trên cho thấy, tại Mỹ diễn biến giá dầu thô và tỷ lệ lạm phát thường song hành với nhau và dự báo về lạm phát cũng tăng cao trở lại trong năm 2022 do ảnh hưởng của giá dầu tăng. 189 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Cụ thể, CPI của Mỹ trong tháng 01/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ 2021 và tăng 0,6% so với tháng 12/2021. Số liệu lạm phát đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc kiểm soát lạm phát và khiến Fed nghiêng về xu hướng chuẩn bị tăng lãi suất sớm và nhanh hơn. Nhiều nhà kinh tế từ một số tổ chức tài chính lớn như: Bank of America, BNP Paribas, Deutsche Bank, Goldman Sachs và TD Securities đều đang dự đoán là FED sẽ có từ 4 - 7 lần tăng lãi suất trong năm 2022, với tổng mức tăng lãi suất dao động từ 100 - 200 điểm cơ bản, tương đương tăng thêm 1% - 2%/năm. Thị trường tài chính toàn cầu lo ngại việc Fed tăng lãi suất sớm hơn, nhanh hơn cùng với Chương trình Thắt chặt Định lượng (Quantitative Tightening program) sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2022 (VNBA, 2015 - 2022). Bảng 1. Dự đoán số lần tăng lãi suất của Fed trong năm 2022 được thực hiện của các định chế tài chính lớn trên toàn cầu Các tập đoàn ngân hàng hàng đầu trên thế giới của Mỹ, Pháp, Đức… đều dự báo Fed sẽ thực hiện các tần suất tăng lãi suất nhiều hơn trong năm 2022. Lạm phát tăng cao và kéo dài, Fed đã bắt đầu chương trình Tapper (cắt giảm các gói kích thích liên quan tới đại dịch) và dự kiến kết thúc vào tháng 3/2022; đồng thời, Anh và nhiều NHTW các nền kinh tế phát triển đã nâng lãi suất trước áp lực lạm phát gia tăng mạnh trên toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2021, NHTW các nước đã có 112 lượt nâng lãi suất, dự báo năm 2022 sẽ có nhiều NHTW tiếp tục phải nâng lãi suất (VNBA, 2015 - 2022). Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng bao gồm: kịch bản tiêu cực của dịch COVID-19, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; áp lực lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: