Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất và toàn diện nhất thế giới.Ngành kinh doanh này, đã mở rộng tới mọi đối tượng, từ các nhà khoan dầumạo hiểm, tới các tổng công ty nhà nước. Sự mở rộng của nó thể hiện sựphát triển của thương mại, thị trường, chiến lược kinh doanh, những thay đổivề công nghệ, các nền kinh tế quốc gia và quốc tế của thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến độngTiểu luận Kinh tế vi mô Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động MỞ ĐẦU Dầu mỏ là ngành kinh doanh lớn nhất và toàn diện nhất thế giới.Ngành kinh doanh này, đã mở rộng tới mọi đối tượng, từ các nhà khoan dầumạo hiểm, tới các tổng công ty nhà nước. Sự mở rộng của nó thể hiện sựphát triển của thương mại, thị trường, chiến lược kinh doanh, những thay đổivề công nghệ, các nền kinh tế quốc gia và quốc tế của thế kỷ XX. Có thểnói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới, đồng thời cũng lànguyên nhân gây ra nhiều biến động xã hội. Với vai trò quan trọng đó, thời gian qua, giá dầu mỏ biến động đã thuhút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đềnày, bằng những kiến thức được học từ môn Kinh tế vi mô, đặc biệt là nộidung bài học về Cung, Cầu, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thời gianqua”. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học,đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân khiến giá dầu biến độngthời gian qua; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học chobản thân, hoàn thành chương trình học tập môn Kinh tế vi mô tại trường Đạihọc Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương phápnghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởngHồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích,tổng hợp, mô hình hóa, so sánh tĩnh… Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những nộidung chính sau: Phần 1: Lý luận chung về cung, cầu Phần 2: Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động thờigian qua.Lê Đình Vũ- K47-KTĐN 1Tiểu luận Kinh tế vi mô Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG, CẦU 1. Cung 1.1. Khái niệm Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng bánvà sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhấtđịnh với giả định các nhân tố khác không đổi. 1.2. Luật cung Luật cung chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng cung: “vớigiả định các nhân tố khác không đổi, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đượccung trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá tăng và ngượclại, khi giá giảm”. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả củachính hàng hóa, dịch vụ đó. Ngoài ra, cung còn phụ thuộc vào một số yếu tốkhác. Sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đườngcung. 1.3.1. Trình độ công nghệ S S’ P P0 O Q1 Q2 Q Hình 1.1. Sự cải tiến trong công nghệ dệt vải: đường cung dịch chuyển sang phải cho thấy các doanh nghiệp cung ứng hàng nhiều hơn ở mỗi mức giáLê Đình Vũ- K47-KTĐN 2Tiểu luận Kinh tế vi mô Diễn biến và nguyên nhân giá dầu thế giới biến động Đường cung trong hình 1.1 ứng với một trình độ công nghệ nhất định.Khi công nghệ sản xuất được cải tiến, khả năng của nhà sản xuất được mởrộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhưng có thể sản xuất ra sảnlượng nhiều hơn trước. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa,dịch vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đường cung dịch chuyển sang phía phải.Sự dịch chuyển của đường cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá chotrước, lượng cung cao hơn so với ban đầu. 1.3.2. Giá của các yếu tố sản xuất Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần mua các yếu tố đầu vàotrên thị trường các yếu tố sản xuất như: lao động, xăng dầu, điện, nước, v.v.Giá cả của các yếu tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất của các doanhnghiệp. Giá cả của các yếu tố đầu vào giảm xuống sẽ khiến cho các nhà sảnxuất có thể sản xuất nhiều sản phẩm tại mỗi mức giá nhất định. Khi đó,đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Giá cả các yếu tố đầu vào cao hơn sẽlàm chi phí sản xuất gia tăng. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy kém hấpdẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn khi sản xuất và do vậysẽ cắt giảm sản lượng. Hình 1.2. Sự dịch chuyển của đường cung: giá xăng dầu tăng làm chi phí sản xuất tăng, đường cung dịch chuyển sang trái: các doanh nghiệp cung ít đi ở mỗi mức giá ...