Tác giả nhà nho ẩn dật là một trong những loại hình tác giả độc đáo, hình thành, vận động và phát triển gần như song song với tác giả nhà nho hành đạo trong suốt lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Với sự lựa chọn con đường thoái lui về lâm tuyền, sơn khê, nhà nho ẩn dật đã để lại một số lượng sáng tác lớn, có giá trị trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điển cố và điển tích trong thơ của tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại
42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐIỂN CỐ VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG THƠ CỦA TÁC GIẢ
NHÀ NHO ẨN DẬT VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
Lê Văn Tấn1, Hồ Thu Giang2
1
Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
2
Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội
Tóm tắt: Tác giả nhà nho ẩn dật là một trong những loại hình tác giả độc đáo, hình
thành, vận động và phát triển gần như song song với tác giả nhà nho hành đạo trong suốt
lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Với sự lựa chọn con đường thoái lui về lâm tuyền,
sơn khê, nhà nho ẩn dật đã để lại một số lượng sáng tác lớn, có giá trị trên cả hai
phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Xét ở đặc điểm loại hình ngôn ngữ thơ ca,
ngoài việc sử dụng hệ thống từ ngữ đặc thù mà chúng tôi đã có dịp bàn đến trước đây
như “ẩn/ ẩn dật”, “dưỡng”, “di dưỡng”, “lánh”, “náu”, “lui”, “thoát”... thì nhà nho ẩn
dật còn sử dụng thành công các “điển cố, điển tích gắn với tên người ẩn dật” và “điển
cố, điển tích gắn với không gian ẩn dật”. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và
giải quyết trong bài báo này.
Từ khóa: Tác giả nhà nho, điển cố điển tích, không gian ẩn dật, người ẩn dật.
Nhận bài ngày 10.10.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.11.2019
Liên hệ tác giả: Lê Văn Tấn; Email: tanlv0105@gmail.com
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác giả nhà nho ẩn dật (trong tương quan một cách tương đối với tác giả nhà nho hành
đạo và tác giả nhà nho tài tử) là một trong những loại hình tác giả độc đáo của lịch sử văn
học trung đại Việt Nam. Họ, trước hết trên tư cách của nhà nho, đã từng ôm ấp lý tưởng
quan trường, khát vọng hoạn lộ và nhiều người trong số đó đã từng đỗ đạt, từng giữ những
cương vị, trọng trách trong bộ máy quan liêu đương thời. Song do những “va đập” của thời
thế, những bất đắc chí (trong quan niệm của họ), các nhà nho đó đã lựa chọn con đường
thoái lui, li tâm khỏi hệ thống chính trị quan phương, tìm về với sơn tuyền hay làng quê
sống cuộc đời của một ẩn sĩ. Những tên tuổi tiêu biểu có thể nhắc đến là Chu Văn An, Trần
Nguyên Đán, Nguyễn Húc, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Nguyễn Huy Vinh, Chu Doãn Trí,
Nguyễn Khuyến… Từ sự lựa chọn con đường thoái lui, các tác giả nhà nho ẩn dật đã có
những đóng góp rất lớn đối với quá trình vận động và phát triển của văn học trung đại Việt
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 43
Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở khảo sát những tác phẩm
tiêu biểu, bài viết tập trung làm rõ nghệ thuật sử dụng điển cố điển tích trong thơ ca của tác
giả nhà nho ẩn dật.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm điển cố và điển tích
Khái niệm điển cố
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, điển cố là sự việc câu chữ được lấy trong
sách vở kinh truyện đời trước để đưa vào tác phẩm phục vụ ý đồ sáng tạo của người đời
sau. Chúng tôi quan niệm về điển cố như sau: điển cố là những sự việc, những câu văn,
câu thơ trong kinh, sách đời trước mà người đọc cũng biết đến (nhờ vốn tri thức của
mình), được rút gọn thành một chữ, một ngữ hoặc một câu tuỳ theo tình hình sử dụng
nhằm biểu đạt được ý đồ của người sáng tác, làm tăng thêm tính hàm súc và tính biểu đạt
của tác phẩm.
Khái niệm điển tích
Tác giả Mai Thục và Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Điển tích lấy trong văn hoá cổ kim của
Trung Quốc, phương Tây, Việt Nam, thường là những tên người, tên đất, những hình
tượng văn học trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết, văn học, lịch sử... đầy tính thơ ca
và chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa” [1, tr.5]. Tác giả Phạm Minh Thảo cũng cho rằng:
“Điển tích được khai thác trong kho tàng thần thoại, cổ tích, trong sách vở khởi nguyên,
trong ngôn ngữ sáng tạo của nhà văn có danh tiếng, trong cuộc sống hằng ngày được đúc
kết thành hiện tượng và trong thành tựu của văn học nhân loại” [2, tr.283].
Với hai gợi ý trên, chúng tôi cho rằng: điển tích là việc mà người sáng tác đời sau
dùng lại những câu chuyện có trong thần thoại, truyền truyết, văn học, văn hoá, lịch sử hay
trong sách vở kinh truyện của đời trước để đưa vào tác phẩm của mình. Khi đưa vào tác
phẩm, những điển tích này được tinh giảm đi, có khi chỉ còn một chữ hay cũng có thể chỉ
là một câu nhưng vẫn đảm bảo được việc biểu đạt một nội dung nhờ thông qua vốn tri thức
và khả năng liên tưởng của người đọc, từ đó có thể hiểu được hơn sự ký thác tâm sự của
người sáng tác.
Như vậy, điển cố và điển tích có ý nghĩa gần tương đương nhau tuy vẫn có ranh giới
giữa chúng. Ở đây, chúng tôi không đặt ra vấn đề phân biệt này mà tạm thời gộp điển cố và
điển tích thành một cách ...