Danh mục

Diễn ngôn mảnh vỡ trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đến nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.58 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự giải phóng ngôn ngữ đi ra khỏi những nguyên tắc đã được định hình, định tính là một trong những quy tắc “trò chơi ngôn ngữ” của các nhà văn hậu hiện đại. Một số cây bút truyện ngắn sau 1986 đã mạnh dạn cách tân, thể nghiệm những lối viết mới. Và những cách tân này cũng đã có sự giao thoa với quan niệm trên của lí thuyết hậu hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn ngôn mảnh vỡ trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đến nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1, pp. 130-137 DIỄN NGÔN MẢNH VỠ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM TỪ SAU 1986 ĐẾN NAY Lê Văn Trung Trường THPT Hoàng Diệu – Quảng Nam Tóm tắt. Sự giải phóng ngôn ngữ đi ra khỏi những nguyên tắc đã được định hình, định tính là một trong những quy tắc “trò chơi ngôn ngữ” của các nhà văn hậu hiện đại. Một số cây bút truyện ngắn sau 1986 đã mạnh dạn cách tân, thể nghiệm những lối viết mới. Và những cách tân này cũng đã có sự giao thoa với quan niệm trên của lí thuyết hậu hiện đại. Diễn ngôn mảnh vỡ hiện diện trong một số truyện ngắn của các nhà văn đương đại là một thử nghiệm mới trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Từ khóa: Diễn ngôn mảnh vỡ, truyện ngắn Việt Nam, phi ngữ pháp, tự sự cắt mảng, thủ pháp hoán vị ...1. Mở đầu Xét từ góc độ hình thức, các nhà văn hậu hiện đại chối bỏ các nguyên tắc, quy tắc,những giới hạn mà văn học trước nó đề ra. Để tái hiện về tính hỗn độn của thế giới, tháiđộ hoài nghi với các siêu tự sự, những nghệ sĩ hậu hiện đại đã thể hiện một cách cố ý tínhhỗn độn trong văn bản. Họ phá vỡ tính lộ liễu của các thủ pháp hiện đại, họ chú ý đếnquyền lực tự thân của văn tự. Chính vì thế mà D.Fokkema đã coi khái niệm phi lựa chọnlà nguyên tắc cơ bản để tổ chức văn bản hậu hiện đại. Theo D.Fokkema, phi lựa chọn diễnra ở cả hai phía, người gửi văn bản và người nhận văn bản: “đối với người gửi văn bản hậuhiện đại (tức là tác giả của văn bản: nhà văn) nguyên tắc này có nghĩa là khước từ sự lựachọn (selection) có chủ định những yếu tố ngôn ngữ (hoặc các yếu tố khác) trong lúc “sảnxuất ra văn bản”. Đối với người nhận thông báo (communicata) tương tự (tức người đọcvăn bản), nếu như anh ta sẵn sàng đọc (giãi mã) văn bản đó “bằng phương thức hậu hiệnđại”, thì chính nguyên tắc này khước từ mọi ý đồ tạo dựng trong ý niệm của mình một sựdiễn giải mạch lạc văn bản” [6;427]. Sự giải phóng ngôn ngữ đi ra khỏi những nguyên tắc đã được định hình, định tính làmột trong những quy tắc “trò chơi ngôn ngữ” của các nhà văn hậu hiện đại. Nếu Ferdinardde Saussure đề xuất cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong ngôn ngữ thì các nhà lí thuyếthậu hiện đại phủ nhận cách phân chia đó: “Theo Derrida, những cái biểu đạt vĩ đại hơnNgày nhận bài: 15/8/2013 Ngày nhận đăng: 29/1/2014Liên hệ: Lê Văn Trung, e-mail: levantrungedu@gmail.com130 Diễn ngôn mảnh vỡ trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đến nayrất nhiều so với những cái biểu đạt, bởi vì hệ thống những cái biểu đạt phân chia cái thếgiới đang có quanh ta; và rất nhiều cái sở dĩ không có đối với ta là vì chúng ta không cótừ ngữ về nó. Tất cả nghĩa đều mang tính ý hướng, nó là hậu quả của cái trò chơi đượcthực hiện vĩnh viễn với những cái biểu đạt, các ý định của chúng ta không vượt lê trướccái được nói ra, nhờ những điều được nói mà ý định của chúng ta trở nên rõ hơn, có thểnắm bắt” [2;88]. Như vậy, theo Derrida, nghĩa của văn bản văn học không khép kín mà nó được mởra đến vô cùng, tùy theo từng đối tượng tiếp nhận mà nó được bổ sung và liên tục có khảnăng tái tạo. Theo các nhà lí luận hậu hiện đại, “tính chất đa nghĩa không thể phát hiệnđược trong văn bản này hay văn bản kia, mà nó chuyển vào bản chất của ngôn ngữ. Ngônngữ không ổn định, nó vừa là đối tượng vừa là công cụ và sự cưỡng chế của một trò chơithường xuyên. Cái trò chơi mà trong nó chúng ta trao cho văn bản những nghĩa, khôngmột ai nói trước, hoàn toàn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác” [2;89]. Một số cây búttruyện ngắn sau 1986 đã mạnh dạn cách tân, thể nghiệm những lối viết mới. Và nhữngcách tân này cũng đã có sự giao thoa với quan niệm phi lựa chọn của các nhà lí thuyết hậuhiện đại.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tính phi ngữ pháp của cú pháp, tính không tương hợp về ngữ nghĩa Tính phi ngữ pháp của cú pháp được thể hiện khi mệnh đề không được kết thúchoàn chỉnh theo quy tắc ngữ pháp, và những mô hình câu cố định phải được người đọc bổsung để có được ý nghĩa. Như vậy, trong cuộc chơi ngôn từ này người chơi gần như phảitự tìm ra luật chơi và thậm chí lấn át cả vai trò của người đặt luật chơi. Tính chất ngẫuhứng và những quy luật không cố định đồng thời được diễn ra từ hai phía, cả người tạodựng văn bản và người lĩnh hội văn bản. Kế thừa những phát hiện của Hassan và D.Lodge,Kokkema đã bổ sung hai thủ pháp là ngắt đoạn và làm dư thừa trong việc thiết lập văn bảnnghệ thuật. Theo tác giả, “hai thủ pháp này gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm phá bỏ tínhmạch lạc truyền thống của trần thuật” [6;428]. Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng bị áp đặt những quan hệ quyền lực thông qua cácquy tắc ngữ pháp và cú pháp, kể cả các mã từ vựng và từ nghĩa. Tuy nhiên quan hệ nàykhông có tính ổn định. Các ...

Tài liệu được xem nhiều: