Danh mục

'Diễn ngôn': Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 714.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lý thuyết diễn ngôn đã được dẫn dụng tại Việt Nam. Mặc dù thế, việc chuyển dịch thuật ngữ ra tiếng Việt vẫn còn là một đề tài thu hút sự sự quan tâm của nhiều học giả. Bằng cách điểm qua xuất xứ từ nguyên và phân tích hàm nghĩa một số từ đối ứng, bài viết mạnh dạn bày tỏ một vài quan điểm thuần túy cá nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Diễn ngôn”: Xung quanh chuyện từ dùng và thuật ngữ đối ứng T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 31 “DIỄN NGÔN”: XUNG QUANH CHUYỆN TỪ DÙNG VÀ THUẬT NGỮ ĐỐI ỨNG Lê Thời Tân1 Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Lý thuyết diễn ngôn đã được dẫn dụng tại Việt Nam. Mặc dù thế, việc chuyển dịch thuật ngữ ra tiếng Việt vẫn còn là một đề tài thu hút sự sự quan tâm của nhiều học giả. Bằng cách điểm qua xuất xứ từ nguyên và phân tích hàm nghĩa một số từ đối ứng, bài viết mạnh dạn bày tỏ một vài quan điểm thuần túy cá nhân. Từ khóa: diễn ngôn, từ nguyên, chuyển dịch thuật ngữ, từ đối ứng. 1. MỞ ĐẦU Thông báo Hội thảo “Lý thuyết diễn ngôn và những ứng dụng vào nghiên cứu văn học sử Việt Nam” và các bài viết tập hợp theo từ khóa “diễn ngôn” trên http://phebinhvanhoc.com.vn tạo cơ hội cho chúng tôi lưu tâm tìm hiểu học hỏi về lí thuyết này. Trong quá trình đọc hiểu một số bài viết của các tác giả chúng tôi có chú ý riêng đến hai bài viết “MICHEL FOUCAULT: Thuật ngữ DIỄN NGÔN và các QUY TẮC liên quan quyền lực trong diễn ngôn”2 (Diệp Quang Ban) và “Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn”3 (Nguyễn Thị Ngọc Minh). Ý tưởng góp lời lạm bàn câu chuyện “từ dùng và thuật ngữ đối ứng trong nghiên cứu diễn ngôn” này chính là đã nảy sinh ngay khi chúng tôi đọc phần đầu tiên của hai công trình vừa kể. 2. NỘI DUNG Xin được đề cập đến bài viết của giáo sư Diệp Quang Ban. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến đoạn sau trong bài viết “Từ diễn ngôn ở Việt Nam được dùng để dịch từ discourse xuất hiện khá vững chắc vào khoảng hơn mười lăm năm trở lại đây, chủ yếu ứng với giai đoạn kết thúc của cái gọi là Ngữ pháp văn bản (Text Grammar) thời ấy. Trong diễn ngôn, như đã rõ, tiếng “văn” đã được đổi thành tiếng “ngôn” cũng do ở Việt Nam ngành quan tâm đến nó từ thuở ấy là ngôn ngữ học (không phải văn học).” Đoạn văn này có kèm một chú thích như sau: “Năm 1997, khi dịch quyển Discourse Analysis của David Nunan, tôi (với tư cách người hiệu đính, và là người cùng dịch dưới hiệu Trúc Thanh) đã dùng Phân tích Diễn ngôn, thay cho từ Diễn văn, vì nghĩ rằng ở đây bàn về ngôn ngữ học hơn là văn học. Tuy nhiên chúng tôi không biết được rằng trước đó đã có ai dùng từ diễn ngôn để dịch 1 Nhận bài ngày 02.12.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015. 2 Xem trên nguvan.hnue.edu.vn 3 Xem trên phebinhvanhoc.com.vn 32 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi discourse hay chưa. Chúng tôi rất cảm ơn ai mách hộ cho việc này!” Nếu quả thực trước đó chưa từng có ai “dùng từ diễn ngôn để dịch discourse” thì tương lai khi soạn bộ sách kiểu “tri thức khảo cổ học”1 rất có thể phải ghi nhận công lao định danh thuật ngữ cho ông. Xin lưu ý, đoạn dẫn trên chính là phần kết cho mục “1.2 Các từ diễn văn/diễn từ và diễn ngôn ở Việt Nam” của bài viết. Trước đó tại phần mở đầu cho mục này giáo sư viết: [Tại Việt Nam, từ nửa đầu thế kỉ 20 trở về trước, từ discours của tiếng Pháp (thịnh hành thời ấy), hay discourse của tiếng Anh (được dùng nhiều hiện nay) được giới trí thức dịch theo từ Hán Việt bằng diễn văn hay diễn từ. Hai từ này đều có trong Từ điển Hán Việt (in lại 2003) của Đào Duy Anh 1931 và Từ điển Tiếng Việt 2000 do Hoàng Phê chủ biên. Và trong quyển Từ điển Hán Việt có phụ ghi chữ Hán và ‘diễn từ’ được chuyển nghĩa bằng “Lời diễn thuyết”, ‘diễn văn’ bằng “Bài diễn thuyết (discours - tiếng Pháp)”; như vậy có thể thấy sự khác nhau giữa hai từ này là “nói” và “viết”]. Ý rút ra từ câu đầu tiên của đoạn trên dường như là - hai từ Hán Việt diễn văn hay diễn từ trong nửa đầu thế kỉ 20 đã được dùng để dịch từ discours của tiếng Pháp hay discourse của tiếng Anh. Tình hình chuyển dịch từ ngữ có thể là như thế. Nhưng tiếp theo liệu ta có nên hiểu việc dẫn dụng Từ điển Hán Việt và Từ điển Tiếng Việt kế đó của ông là đang tiếp tục thuyết minh cho quan sát dịch thuật trên hay không? Có lẽ là không! Vì từ điển được dẫn không phải là từ điển từ ngữ đối chiếu từ ngữ hai thứ tiếng. Nói rõ ra đó không phải là “Từ điển Trung Việt” hay “Từ điển Pháp (Anh) Việt”.2 Thực tế thì Đào Duy Anh hay tác giả Từ điển Tiếng Việt chỉ là nhân tiện chua thêm từ tiếng Pháp (ở mục từ “diễn thuyết” cũng chua từ tiếng Pháp). Mà từ “diễn thuyết” cách hiểu thông thường vẫn nghiêng về nghĩa “nói”. Chẳng hạn nghe câu “Ông đã diễn thuyết về vấn đề tự do báo chí” chắc không mấy ai cố hiểu thành “ông viết diễn thuyết về tự do báo chí”. Thường thì đề tài diễn thuyết dù có được viết thành (bài) văn thì cũng là để trình bày bằng nói. Vì vậy, chỉ dẫn xong Đào Duy Anh mà kết luận ngay “như vậy có thể thấy sự khác nhau giữa hai từ này là ‘nói’ và ‘viết’” sợ là hơi vội vàng. Phải chăng kết luận về sự khác biệt đó là căn cứ vào chữ “lời” và “bài” trong giải thích của Đào Duy Anh? Thực tế thì ...

Tài liệu được xem nhiều: