Danh mục

Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.1 Những quan niệm khác nhau về diễn xướng Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệ thuật và đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian 1.1 Những quan niệm khác nhau về diễn xướng Diễn xướng là thuật ngữ được dùng khá quen thuộc trong nghiên cứu văn học nghệthuật và đặc biệt là trong nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. Song, trong quá trình nhậndiện, nhiều vấn đề liên quan đến thuật ngữ này còn chưa thật sự thống nhất. Tác giả Lê Trung Vũ trong bài viết Từ diễn xướng truyền thống đến nghệ thuật sânkhấu đã xác định: “Diễn xướng vừa là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội định kỳ (như HộiGióng, Hội Xoan, Hội chùa Keo, Lễ mở đường cày đầu năm…) quy mô làng xã; lại vừa làhình thái sinh hoạt văn hóa xã hội không định kỳ, nhưng định lệ (lễ làm nhà mới, đám cưới,đám tang, lễ thành niên, lễ thượng thọ…) quy mô một gia đình hoặc việc của một người; lạicũng vừa là lối trình diễn rất tự nhiên không định kỳ cũng không định lệ mà do nhu cầu sinhhoạt, lao động (Ru con, hát trong lúc lao động, vì lao động hoặc để giải trí)…”(1). Theo tácgiả, có thể phân loại diễn xướng dựa vào chủ đề và quy cách. Dựa vào chủ đề, diễn xướngđược chia thành hai loại theo hai nội dung lớn của xã hội là dựng nước và giữ nước. Diễnxướng theo chủ đề dựng nước lại có thể chia thành hai loại nhỏ là sản xuất và sinh hoạt.Dựa vào quy cách tiến hành diễn xướng, có thể chia diễn xướng thành diễn xướng tự nhiên,tự do (Thường là hát không động tác hoặc động tác đơn giản, không kèm tập tục, nghi lễ)và diễn xướng định kỳ, định lệ (phức tạp về thành phần cấu tạo, đa dạng về nội dung, theoquy cách nhất định). Tác giả Lê Trung Vũ còn lưu ý rằng đã gọi là diễn xướng thì thườngphải có diễn (múa, động tác, âm nhạc) và xướng (nói, ngâm ngợi, ca hát). Tìm hiểu về diễn xướng, tác giả Nguyễn Hữu Thu quan niệm: “Thuật ngữ diễn xướng làđể chỉ chung việc thể hiện, trình bày những sáng tác văn nghệ của con người gồm nhiều yếu tốhợp thành (…) diễn xướng là tất cả những phương thức sinh hoạt văn nghệ mang tính chấtnguyên hợp của loài người từ lúc sơ khai cho đến thời đại văn minh hiện nay”(2). Nguyễn HữuThu liệt kê ra 13 yếu tố cấu thành diễn xướng như: con người (xét về mặt sáng tạo), tác phẩm(tiểu phẩm truyền miệng trong dân gian), địa điểm (các kiểu diễn trường), thời gian (mùa haydịp), động tác (đi đứng, cử chỉ, nhảy múa), ngôn ngữ (nói năng, ngâm, bình, xướng, kể)… vànhấn mạnh vào yếu tố con người – xuất phát điểm của nghệ thuật biểu diễn. Hội nghị khoa học chuyên đề Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian với nghệ thuậtsân khấu cũng đưa ra khái niệm: “Diễn xướng dân gian là hình thức sinh hoạt văn nghệ củanhân dân gắn bó chặt chẽ với cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong công cuộcdựng nước và giữ nước. Diễn xướng dân gian là cái nôi sinh thành của nền văn nghệ dân tộc,có quan hệ mật thiết với hầu hết các bộ môn nghệ thuật dân tộc trước cũng như sau khi chúngtrở thành những bộ môn riêng biệt”(3). Bàn về khái niệm này, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu cho rằng: “Nói diễn xướngdân gian là hình thức sinh hoạt văn nghệ của nhân dân…, là cái nôi sinh thành của nền vănnghệ dân tộc” là đúng nhưng chưa đủ và nhất là chưa rõ. Bởi nhân dân đã làm ra nhiều hìnhthức văn nghệ khác nhau. Vậy thì diễn xướng dân gian là hình thức văn nghệ nào của nhândân? Nghệ thuật sân khấu dân gian có thuộc phạm trù diễn xướng dân gian không hay thuộcvề nghệ thuật sân khấu? Các hình thức sáng tác dân gian khác ít mang tính chất diễn xướnghơn như tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện kể… có phải là thành phần của diễn xướng khônghay diễn xướng dân gian chỉ bao gồm những hình thức văn nghệ đậm tính diễn xướng nhưcác thể loại ca vũ và trò diễn dân gian?”. Theo ông, thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể vàcần được hiểu với hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian làtất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợptự nhiên, (hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian; còn nghĩahẹp nó chỉ bao gồm các thể loại diễn (như trò diễn, trò tế lễ dân gian...). Hoàng Tiến Tựu đãchia diễn xướng dân gian thành 4 loại: nói, kể, hát, diễn tương ứng với 4 phương thức phảnánh chủ yếu của văn học dân gian là suy lý, tự sự, trữ tình, kịch(4). Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa diễn xướng một cách ngắn gọnlà “Trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu”(5). Nhà nghiên cứu Richard Bauman trong công trình Nghệ thuật ngôn từ truyền miệng nhưmột hình thức diễn xướng đã khẳng định: “Về cơ bản, sự diễn xướng với tư cách một phươngthức thông tin bằng miệng bao gồm cả giả thiết về trách nhiệm trước thính giả về một sự thểhiện năng lực truyền đạt. Năng lực này nằm ở chỗ kiến thức và khả năng nói theo những cáchthích hợp về mặt xã hội (...) Như vậy sự diễn xướng thu hút sự chú ý đặc biệt và nhận thứcđược nâng cao về hành động biểu đạt và cấp phép cho thính giả xem hành động biểu đạt vàngười thực hiện với m ...

Tài liệu được xem nhiều: