Danh mục

Điều chế biodiesel từ mỡ cá tra sử dụng xúc tác K2CO3/γ – Al2O3

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.54 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu quá trình sản xuất biodiesel từ mỡ cá tra với methanol bằng cách sử dụng xúa tác K2CO3 tẩm trên nền Al2O3. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng xúa tác K2CO3/Al2O3 có hiệu quả cao hơn các xúc tác H2SO4, HCl,..đã nghiên cứu trước đó vì có thể giảm được thời gian phản ứng, lượng xúc tác và lượng ancol. Sản phẩm biodiesel có kết quả phân tích phù hợp với tiêu chuẩn ASTMD 6751.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chế biodiesel từ mỡ cá tra sử dụng xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 Điều chế Biodiesel . . . ĐIỀU CHẾ BIODIESEL TỪ MỠ CÁ TRA SỬ DỤNG XÚC TÁC K2CO3/γ – Al2O3 Huỳnh Thị Thùy Trang Thanh* TÓM TẮT Nhiên liệu sinh học biodiesel - gồm methyl este của các axit béo mạch dài được sản xuất bằng phản ứng chuyển hóa dầu thực vật hoặc mỡ động vật với methanol đang hứa hẹn sẽ thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu quá trình sản xuất biodiesel từ mỡ cá tra với methanol bằng cách sử dụng xúa tác K2CO3 tẩm trên nền Al2O3 . Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng xúa tác K2CO3/Al2O3 có hiệu quả cao hơn các xúc tác H2SO4, HCl,..đã nghiên cứu trước đó vì có thể giảm được thời gian phản ứng, lượng xúc tác và lượng ancol. Sản phẩm biodiesel có kết quả phân tích phù hợp với tiêu chuẩn ASTMD 6751. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát thành phần và tính chất của mỡ cá tra Thành phần acid béo được kiểm tra tại trung tâm dịch vụ phân tích. Tính chất của mỡ cá tra được xác định qua các chỉ tiêu hóa lý theo tiêu chuẩn AOCS. 2.2.2. Khảo sát phản ứng điều chế biodiesel Quy trình thí nghiệm được tiến hành như sau: sau khi điều chế được xúc tác K2CO3/γ – Al2O3, xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 và MeOH được cho vào bình cầu hai cổ, khuấy mạnh trong vòng 20 phút. Cân 0.05 mol mỡ cá cho vào bình phản ứng có hệ thống sinh hàn, duy trì nhiệt độ ổn định và khuấy mạnh (600rpm) trong suốt thời gian phản ứng. Khi phản ứng kết thúc, để nguội, tiến hành tách pha trong phiễu chiết sau 4 giờ. Rửa biodiesel thô 5 – 6 lần với nước cất nóng cho đến khi nước trong và pH trung tính. Sấy sản phẩm 10 phút trong microwave, công suất 320W. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây do giá dầu thô gia tăng, dầu mỏ trở nên khan hiếm và có giới hạn, môi trường bị ô nhiễm vì khói thải từ giao thông và công nghiệp đã thúc đẩy nghiên cứu biodiesel từ dầu mỡ động thực vật. Trong tình hình Việt Nam hiện nay, nguyên liệu có ưu thế cho sản xuất biodiesel là dầu mỡ động vật dưới dạng sản phẩm phụ như mỡ cá tra, cá basa,…và dầu mỡ thải đã qua sử dụng. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu điều chế biodiesel từ mỡ cá tra với methanol (MeOH) xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 bằng phương pháp khuấy nhiệt. 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và thiết bị Mỡ cá tra do Công ty xuất nhập khẩu An Giang cung cấp, MeOH 90% (Trung Quốc), K2CO3, Al(OH)3, γ – Al2O3, microwave, máy khuấy từ gia nhiệt CORNING 600 rpm. * ThS, Giảng viên Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương 47 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của phản ứng gồm có: tỷ lệ mol MeOH:mỡ cá, hàm lượng xúc tác, thời gian và nhiệt độ phản ứng từ đó xác định điều kiện phản ứng tối ưu. 2.2.3. Phân tích sản phẩm Sản phẩm biodiesel được phân tích theo tiêu chuẩn ASTM D 6751. Định danh và xác định hàm lượng biodiesel tinh khiết bằng phương pháp GC – MS trên thiết bị HP 6890, MSD 5973. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khảo sát nguyên liệu Các chỉ số hóa lý của mỡ cá tra: - Chỉ số axit (mg KOH/g mỡ): 4.2725 - Chỉ số xà phòng hóa (mgKOH/g mỡ): 192.3 - Chỉ số Iốt (g I2/100g mỡ): 51.12 - Độ ẩm (%):0.33 - Tỷ trọng (g/ml): 0.9043 - Độ nhớt (Cst): 4.27 Kết quả phân tích GC cho thấy, mỡ cá chứa 94.25% các acid không no gồm C16, C18, C20 nhưnng chủ yếu là C18 (61.94%). Nước và các acid béo tự do (5.75%) trong mỡ cá tra tương đối cao. Do đó lựa chọn mỡ cá tra làm nguyên liệu và sử dụng xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 cho phản ứng điều chế biodiesel là hợp lý. 3.2. Khảo sát phản ứng điều chế biodiesel 3.2.1. Ảnh hưởng tỷ lệ mol MeOH:mỡ cá Điều kiện phản ứng: mỡ cá 0.05 mol, % xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 4%, nhiệt độ phản ứng 600C, thời gian phản ứng 90 phút. Phản ứng ancol phân mỡ cá là phản ứng thuận nghịch, khi tỷ lệ mol tác chất tăng, thúc đẩy độ chuyển hóa làm tăng hiệu suất phản ứng. Ở tỷ lệ mol thấp, phản ứng chuyển hóa không cao. Khi tỷ lệ mol quá cao khả năng tiếp xúc của xúc tác với MeOH và mỡ cá không tốt Hình 5: Hiệu suất sản phẩm theo số lần tái sử dụng xúc tác gây khó khăn cho phản ứng tạo biodiesel, làm giảm hiệu suất sản phẩm. MeOH dư nhiều ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm. 3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác Điều kiện phản ứng: mỡ cá 0.05 mol, nhiệt độ phản ứng 600C, thời gian phản ứng 90 phút, tỷ lệ mol MeOH:mỡ cá 7:1. Khi tăng hàm lượng xúc tác tính đồng nhất của hỗn hợp phản ứng tăng lên, hiệu suất tăng. Khi hàm lượng xúc tác quá cao khả năng khuấy trộn tiếp xúc của xúc tác với MeOH và mỡ cá không tốt gây khó khăn cho phản ứng tạo biodiesel, làm giảm hiệu suất sản phẩm. 3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng Điều kiện phản ứng: mỡ cá 0.05 mol, nhiệt độ phản ứng 600C, tỷ lệ mol MeOH:mỡ cá 7:1, % xúc tác K2CO3/γ – Al2O3 4%. Thời gian phản ứng quá ngắn phản ứng chưa chuyển hóa hoàn toàn. Thời gian khuấy càng lâu K2CO3 sẽ bong ra khỏi chất nền γ 48 Điều chế Biodiesel . . . K2CO3/γ – Al2O3 4%, thời gian phản ứng 90 phút, nhiệt độ phản ứng ...

Tài liệu được xem nhiều: