Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 813.35 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phân tích những khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh (HS) khuyết tật nghe nói và vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em, giúp các em phát huy hết khả năng bản thân và đạt được các yêu cầu cơ bản của môn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0128 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 144-155 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGHE NÓI CẤP TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đối với học sinh khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Do đó, học sinh khuyết tật nghe nói gặp khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực học tập, đặc biệt đối với học tập môn Tiếng Việt. Bài viết này phân tích những khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh (HS) khuyết tật nghe nói và vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em, giúp các em phát huy hết khả năng bản thân và đạt được các yêu cầu cơ bản của môn học. Từ khóa: học sinh khuyết tật nghe nói, điều chỉnh, kế hoạch dạy học, môn Tiếng Việt, chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1. Mở đầu Tuyên bố Salamanca về Giáo dục cho tất cả mọi người đã khẳng định: mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật, đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Thực hiện tuyên bố này, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng xây dựng và thực hiện các chính sách mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được phát triển tốt nhất khả năng của mình. Theo thông tư 03/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập là: “Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục” [1]. Đối với HS khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Các nghiên cứu về ngôn ngữ của học sinh khuyết tật nghe nói cho thấy, khả năng nghe - nói của học sinh khuyết tật nghe nói phát triển chậm, thậm chí cả những học sinh khuyết tật nghe nói có mức độ khuyết tật nghe nói nhẹ cũng có những chậm trễ ở một số mặt của sự phát triển ngôn ngữ, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Yoshinaga-Itano & Seedy (1998) [2], Ling, D. (1976) [3]. HS khuyết tật nghe nói có vốn từ hiểu và diễn đạt rất hạn chế, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể, thường mắc các lỗi về phát âm, thường tiếp thu các quy tắc ngữ pháp chậm hơn, điều này xảy ra ở cả HS khuyết tật nghe nói mức độ sâu cũng như HS khuyết tật nghe nói mức độ nhẹ hơn (Marc Marschark, Harry G Lang and John A Albertini (2002) [4]. Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: phuongnm@hnue.edu.vn 144 Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… HS khuyết tật nghe nói sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các HS nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của HS khuyết tật nghe nói rất giống với HS nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm lại phía sau khá xa, một số chức năng ngữ nghĩa dạng cao không được sử dụng ở HS khuyết tật nghe nói. Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở HS khuyết tật nghe nói do yếu tố chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn chế nên HS khuyết tật nghe nói không có cùng cơ hội để học các quy tắc ngôn ngữ (Kuder S.J (2002) [5]. Tại Việt Nam, một số nhà khoa học, nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh khuyết tật nghe nói. Song, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Tác giả Lê Văn Tạc (2000), nghiên cứu về khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói đã khẳng định: 1) Khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói trong môi trường GDHN phụ thuộc vào tính tích cực của bản thân trẻ, mức độ nắm bắt và sử dụng phương tiện giao tiếp tổng hợp của giáo viên và trẻ nghe bình thường, sự đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn; 2) Trong giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói, có mối tương quan chặt chẽ giữa ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ. Tạo nhiều cơ hội để trẻ chủ động giao tiếp là một tác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0128 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 144-155 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGHE NÓI CẤP TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đối với học sinh khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Do đó, học sinh khuyết tật nghe nói gặp khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực học tập, đặc biệt đối với học tập môn Tiếng Việt. Bài viết này phân tích những khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh (HS) khuyết tật nghe nói và vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em, giúp các em phát huy hết khả năng bản thân và đạt được các yêu cầu cơ bản của môn học. Từ khóa: học sinh khuyết tật nghe nói, điều chỉnh, kế hoạch dạy học, môn Tiếng Việt, chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1. Mở đầu Tuyên bố Salamanca về Giáo dục cho tất cả mọi người đã khẳng định: mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật, đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Thực hiện tuyên bố này, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng xây dựng và thực hiện các chính sách mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được phát triển tốt nhất khả năng của mình. Theo thông tư 03/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập là: “Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục” [1]. Đối với HS khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Các nghiên cứu về ngôn ngữ của học sinh khuyết tật nghe nói cho thấy, khả năng nghe - nói của học sinh khuyết tật nghe nói phát triển chậm, thậm chí cả những học sinh khuyết tật nghe nói có mức độ khuyết tật nghe nói nhẹ cũng có những chậm trễ ở một số mặt của sự phát triển ngôn ngữ, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Yoshinaga-Itano & Seedy (1998) [2], Ling, D. (1976) [3]. HS khuyết tật nghe nói có vốn từ hiểu và diễn đạt rất hạn chế, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể, thường mắc các lỗi về phát âm, thường tiếp thu các quy tắc ngữ pháp chậm hơn, điều này xảy ra ở cả HS khuyết tật nghe nói mức độ sâu cũng như HS khuyết tật nghe nói mức độ nhẹ hơn (Marc Marschark, Harry G Lang and John A Albertini (2002) [4]. Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: phuongnm@hnue.edu.vn 144 Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… HS khuyết tật nghe nói sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các HS nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của HS khuyết tật nghe nói rất giống với HS nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm lại phía sau khá xa, một số chức năng ngữ nghĩa dạng cao không được sử dụng ở HS khuyết tật nghe nói. Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở HS khuyết tật nghe nói do yếu tố chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn chế nên HS khuyết tật nghe nói không có cùng cơ hội để học các quy tắc ngôn ngữ (Kuder S.J (2002) [5]. Tại Việt Nam, một số nhà khoa học, nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh khuyết tật nghe nói. Song, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Tác giả Lê Văn Tạc (2000), nghiên cứu về khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói đã khẳng định: 1) Khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói trong môi trường GDHN phụ thuộc vào tính tích cực của bản thân trẻ, mức độ nắm bắt và sử dụng phương tiện giao tiếp tổng hợp của giáo viên và trẻ nghe bình thường, sự đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn; 2) Trong giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói, có mối tương quan chặt chẽ giữa ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ. Tạo nhiều cơ hội để trẻ chủ động giao tiếp là một tác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học giáo dục Học sinh khuyết tật nghe nói Kế hoạch dạy học Dạy học môn Tiếng Việt Chương trình giáo dục phổ thông 2018Gợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 440 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
68 trang 310 10 0
-
206 trang 299 2 0
-
5 trang 270 0 0
-
56 trang 266 2 0
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 234 1 0 -
Sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học học phần Triết học Mác-Lênin
4 trang 228 0 0 -
Thiết kế website hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo phương pháp dạy học dự án
12 trang 201 0 0 -
Giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh: Dạy học ở hiện tại - chuẩn bị cho tương lai
5 trang 190 0 0