Danh mục

Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm sao để bình tĩnh và kiểm soát tình thế khi trẻ thử thách sự chịu đựng của bạn bằng mọi cách? Có lẽ bạn từng cho rằng không có gì tồi tệ hơn là sự cáu kỉnh của một em bé trong cơn buồn ngủ hoặc bị mè nheo giữa chốn đông người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận ra rằng: đó vẫn còn là dễ chịu. Ít nhất thì em bé 15 tháng tuổi của bạn cũng không thể hét lên với bạn rằng “Mẹ là người mẹ tồi nhất” khi bị từ chối mua cho một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ Làm sao để bình tĩnh và kiểm soát tình thế khi trẻ thử thách sự chịuđựng của bạn bằng mọi cách? Có lẽ bạn từng cho rằng không có gì tồi tệ hơn là sự cáu kỉnh của mộtem bé trong cơn buồn ngủ hoặc bị mè nheo giữa chốn đông người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận ra rằng: đó vẫn còn là dễ chịu. Ít nhất thìem bé 15 tháng tuổi của bạn cũng không thể hét lên với bạn rằng “Mẹ làngười mẹ tồi nhất” khi bị từ chối mua cho một chiếc quần jean. Những năm tháng tiểu học mang lại niềm vui vô hạn cho trẻ, nhưngxen lẫn trong đó là sự thách thức ngày càng tăng. Tiến sĩ Alan Kazdin, Giám đốc của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng làmcha mẹ Yale và Phòng tư vấn tâm lý trẻ em nói: “Ở lứa tuổi này, trẻ có thểthách thức quyền lực của bạn bằng cách đẩy sự kiểm soát của bạn ra xa hiệuquả hơn trước kia”. Cãi lại, nói mỉa, lôi kéo anh chị em về phía mình, lý do tinh vi đểtránh việc nhà – những hành vi này đặt ra không thiếu những thử thách đốivới sự kiên nhẫn và kỹ năng làm cha mẹ của bạn. Vậy một người cha, người mẹ đang bị thử thách nên làm gì? Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm những người mẹchia sẻ kịch bản về những tình huống bực mình nhất mà họ đã trải qua, rồidùng phương pháp c ủa Kazdin (Method for parenting the defiant child –Tạm dịch Phương pháp dạy dỗ trẻ bướng bỉnh) và các chuyên gia về hành vicủa trẻ để xem xét những biện pháp đã được chứng minh là đúng đắn. Nhìn chung, các chuyên gia nói, trẻ ở độ tuổi đến trường cần các biệnpháp dạy dỗ đa dạng hơn khi còn bé, và cách tán dương hành vi tích cực hữuích hơn là trừng phạt khi trẻ ương bướng. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, “không phải chỉ có một cách duy nhất đểdạy dỗ”, Betsy Brown Braun – chuyên gia về hành vi và sự phát triển của trẻở Los Angeles, tác giả cuốn “Just tell me what to say: Tips and Scripts forPerplexed Parents” (Tạm dịch “Hãy cho tôi biết nên nói gì: Lời khuyên chocác bậc phụ huynh đang gặp rắc rối”) – nói: “Những cách hiệu quả đối vớitrẻ này/tình huống này có thể không hiệu quả cho trẻ khác/tình huống khác. Bạn phải thử những biện pháp khác nhau, rồi trộn lẫn hoặc kết hợpchúng – nhưng cuối cùng bạn sẽ tìm thấy biện pháp phù hợp với mình”. 1. Hỏi: Con gái 7 tuổi của tôi trở nên rất châm biếm. Khi tôi bảocháu xin lỗi chị, cháu kéo dài tiếng “Xin lỗi” một cách giả dối, có đến 10lần tôi nghe cháu nói vậy. Hãy giúp tôi. Trả lời: Kim John Payne, thạc sĩ giáo dục, tác giả cuốn SimplicityParenting (Tạm dịch: Làm cha mẹ dễ dàng) nói “Tôi tán thành các phụhuynh muốn con mình đối mặt với những hậu quả do chúng gây ra – đó làmột ý định tốt và tích cực – nhưng yêu cầu một lời xin lỗi không hiệu quả ởlứa tuổi này”. Lời giải thích được nhiều người ủng hộ là: Khi chưa đủ 8 hoặc9 tuổi, trẻ chưa thể thật sự cảm thấy ăn năn. Một cách đối phó hiệu quả hơn là nói rõ bạn không tán thành hànhđộng của con (“Chúng ta cố gắng nói chuyện một cách lễ phép trong giađình nhé”), trong lúc đó cần tuyên dương những việc mà con gái bạn đã làmtốt. Ví dụ: “Thường thì con chăm sóc chị tốt lắm cơ mà!”. Payne nói, “Khisự không tán thành được nêu ra đúng lúc, đúng tình huống thì khả năng conbạn trở nên bướng bỉnh, suy sụp hoặc dỗi hờn ít xảy ra hơn.” Mỗi lần giải quyết, hãy nói cho cả hai con gái của bạn rằng bạn sẽ đềcập đến tình huống này sau khi mọi người đã bình tĩnh lại. Hãy tách cáccháu ra, có thể bằng cách bảo mỗi cháu làm một việc nhỏ, rồi đến bên từngcháu để có thể nghe chuyện từ cả hai phía. “Hãy lắng nghe, nhưng đừngbình luận”, Payne khuyên, “Nếu bạn nói quá nhiều, thì dường như bạn đãthiên vị một bên nào đó”. Cuối cùng, hãy bảo con gái 7 tuổi của bạn rằng cháu cần “làm lành”với chị, và hỏi ý kiến cháu thế nào. (Ví dụ: cháu có thể hỏi chị xem cháu cóthể cùng dắt chó đi dạo với chị được không). Cụm từ “làm lành” hoặc “trởlại như cũ” sẽ hiệu quả đối với trẻ em hơn câu “Em xin lỗi”, Payne nói, “Nónằm trong các hành động cụ thể chứ không phải trong các cảm xúc trừutượng” 2. Hỏi: Tôi thật mất mặt khi bị con gái 6 tuổi làm ầm ĩ giữa chốnđông người. Tôi nên lờ đi? Hay kỷ luật cháu tại chỗ và đứng trước nguycơ còn bị mất mặt hơn? Trả lời: “Mọi người đều cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gìvà dường như muốn thú nhận “Tôi không làm chủ được nữa rồi”, nhưng đâylà thời điểm bạn phải thể hiện vai trò làm mẹ và đừng quá lo lắng”, BrownBraun nói. Thay vì giảng giải và trừng phạt con gái bạn ngay tại đó, hãy yên lặngđể con bạn biết rằng bạn chờ đợi gì ở cháu và những gì sẽ xảy ra nếu cháukhông tuân theo. Ví dụ, nếu bạn đang ở ngoài một nhà hàng, hãy nói rằng“Sẽ không tốt cho con nếu cư xử với mẹ như vậy. Nếu con thôi mè nheo,con có thể ngồi vào bàn. Nếu con cứ tiếp tục, chúng ta sẽ phải rời đi”(Brown Braun nói, các bậc phụ huynh luôn lo lắng rằng hậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: