Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết là khái quát hiện trạng giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và nguồn vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đô thị; giới thiệu về cơ chế điều chuyển giá trị gia tăng từ đất nhằm mục đích huy động vốn cho các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và (iii) chỉ ra một số triển vọng và thách thức khi áp dụng cơ chế này tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều chuyển giá trị gia tăng từ đất đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đô thị: Bài học kinh nghiệm cho Thành Phố Hồ Chí Minh
36 Lê K. Hưng, La T. X. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 36-45
Điều chuyển giá trị gia tăng từ đất đối với các dự án đầu tư hạ tầng
giao thông đô thị: Bài học kinh nghiệm cho Thành Phố Hồ Chí Minh
Lê Khánh Hưng1*, La Thị Xuân Phương2
1
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TP. Hồ Chí Minh
2
Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh
*
Tác giả liên hệ, Email: lekhanhhung.dth@hcmussh.edu.vn
THÔNG TIN TÓM TẮT
Trước sự phát triển và mở rộng về không gian tại Thành
Ngày nhận: 25/05/2020 phố Hồ Chí Minh, hạ tầng giao thông đô thị đang phải gánh chịu
Ngày nhận lại: 21/07/2020 sức ép rất lớn từ các hoạt động giao thông vận tải. Trước tình
Duyệt đăng: 23/08/2020
hình đó, thúc đẩy phát triển mạng lưới giao thông công cộng là
kế hoạch phù hợp nhất cho sự phát triển của đô thị trong tương
lai. Tuy nhiên, để xây dựng mạng lưới giao thông công cộng một
cách toàn diện cần có nguồn vốn “khủng”, nhưng các dự án xây
dựng hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước và vay vốn ưu đãi từ
nước ngoài. Mục tiêu của bài viết là (i) khái quát hiện trạng giao
thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và nguồn vốn thực hiện
các dự án hạ tầng giao thông đô thị; (ii) giới thiệu về cơ chế điều
chuyển giá trị gia tăng từ đất nhằm mục đích huy động vốn cho
Từ khóa:
các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và (iii) chỉ ra một
Kinh tế giao thông, Giao số triển vọng và thách thức khi áp dụng cơ chế này tại Thành phố
thông đô thị, Điều chuyển Hồ Chí Minh.
giá trị gia tăng từ đất,
Thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT
From the spatial development and expansion in Ho Chi
Minh City, urban infrastructure is under considerable pressure
from transportation activities. Facing this situation, the
development of public transport networks is considered as the
most suitable strategic plan for the urban areas in the long term.
However, building a fully accessible public transport network
requires a huge expenditure, but the current construction of
transport infrastructure projects in Ho Chi Minh City is mainly
based on government budget and foreign loans from international
development organizations. The objectives of this paper are to (i)
Keywords: outline the current situation of urban transport in Ho Chi Minh
City and the funding sources for public transit infrastructure
transport economics, urban projects; (ii) introduce the mechanism of land value capture tools
transport, land value capture, to create finance capital for transport investment projects and (iii)
Ho Chi Minh City address some prospects and challenges of this mechanism
application in Ho Chi Minh City.
Lê K. Hưng, La T. X. Phương. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 36-45 37
1. Hiện trạng giao thông vận tải đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong đô thị, mạng lưới giao thông là bộ khung xương quan trọng giúp định hình cấu trúc
đô thị, có vai trò kết nối, giải quyết các nhu cầu thiết yếu thông qua việc đi lại và tiếp cận với các
khu chức năng. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), thành phố đông nhất nước với dân số lên
đến hơn 8,9 triệu người năm 2019, tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2009 - 2019 là
2,28%/năm (Thu Le, 2019), cao gấp đôi so với cả nước. Dưới áp lực gia tăng dân số và sự phát
triển của đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.HCM luôn được đặt trong trạng thái quá tải, trở
thành vấn đề “nan giải” bậc nhất của thành phố.
1.1. Cơ sở hạ tầng và hệ thống vận tải hành khách trong giao thông tại TP.HCM
Ở TP.HCM, đường bộ vẫn đang là phương thức vận tải hành khách được chú trọng phát
triển nhất thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các chính sách điều tiết
phương tiện giao thông đường bộ. Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 08 tháng 4 năm 2013 về Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải
TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tỷ lệ đất giao thông tại TP.HCM đến năm 2020
chiếm 22,3% quỹ đất xây dựng đô thị thành phố. Tuy nhiên, những khó khăn đến từ nguồn lực và
quá trình xây dựng đã làm cho TP.HCM phải “trễ hẹn” với mục tiêu. Tính đến năm 2019, tỷ lệ đất
giao thông tại TP.HCM chỉ chiếm 9,23% với mật độ đường giao thông chỉ đạt 2,1km/km2 (Sở
Giao thông vận tải TP.HCM, 2019). Điều đó cho thấy, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của TP.HCM.
Bên cạnh các ách tắc trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điều tiết ...