Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 773.32 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chỉ ra một số bài học quan trọng dành cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong việc điều hành CSTT phi truyền thống nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính thực sự có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu Phạm Đức Anh Trần Thị Thúy An Ngày nhận: 02/04/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/04/2018 Cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ bong bóng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 đã gây ra nhiều xáo trộn nghiêm trọng đối với kinh tế Anh: Lạm phát hàng năm liên tục vượt mục tiêu 2%, tăng trưởng sản lượng giảm mạnh so với giai đoạn trước, tỷ lệ thất nghiệp không có dấu hiệu cải thiện, năng suất lao động sụt giảm... Nhằm giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn trên, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã triển khai một loạt biện pháp chính sách tiền tệ (CSTT) phi truyền thống gồm: (1) Tăng cường hỗ trợ thanh khoản; (2) Chương trình mua tài sản (APF); (3) Đề án tài trợ để cho vay (FLS); (4) Định hướng mục tiêu. Thông qua phân tích quá trình triển khai loạt biện pháp đặc biệt trên cũng như đánh giá hiệu quả mà chúng đem lại, bài viết chỉ ra một số bài học quan trọng dành cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong việc điều hành CSTT phi truyền thống nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính thực sự có hiệu quả. Từ khóa: chính sách tiền tệ phi truyền thống; ngân hàng trung ương; nới lỏng định lượng; khủng hoảng tài chính 1. Sự cần thiết thực hiện chính sách tiền tệ phi truyền thống © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X hông thường, NHTW có thể điều hành CSTT theo hướng giảm dần lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi lãi suất chính sách tiệm cận về 58 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 mức 0%, khó khăn của CSTT truyền thống bắt đầu xuất hiện, đó là lãi suất danh nghĩa không thể mang giá trị âm. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và lãi suất chính sách đã tiệm cận 0%, kết quả của động thái giảm phát sẽ khiến lãi suất thực tăng, tạo áp lực giảm sản lượng, theo đó tỷ lệ lạm phát suy giảm. Kết quả là, cả sản lượng và lạm phát đều giảm mạnh. Mặt khác, theo lập luận của Chu Khánh Lân (2017), việc NHTW điều chỉnh giảm lãi suất mục tiêu về tiệm cận mức 0% để thúc đẩy hoạt động kinh tế cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức khác như: (i) Khủng hoảng có thể khiến chất lượng bảng cân đối tài sản của tổ chức tài chính suy giảm, từ đó làm gián đoạn hoạt động cấp tín dụng của tổ chức này (kể cả khi NHTW nới lỏng tiền tệ); (ii) Trong điều kiện nền kinh tế ẩn chứa nhiều rủi ro, các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán có xu Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Hình 1. Diễn biến kinh tế vĩ mô của Anh và một số nền kinh tế (a) Tăng trưởng kinh tế (b) Lạm phát (c) Tỷ lệ thất nghiệp (d) Chỉ số giá chứng khoán Nguồn: OECD 2017 hướng tăng do nhà đầu tư yêu cầu phần bù rủi ro cao hơn, vượt quá mức giảm do NHTW thực hiện; (iii) Lãi suất mục tiêu bị giới hạn bởi ngưỡng 0% và NHTW không thể giảm lãi suất hơn nữa để kích thích tổng cầu. Khi biện pháp nới lỏng tiền tệ mất tác dụng trong việc kích thích tổng cầu và lạm phát không tăng trở lại, NHTW buộc phải tìm đến các biện pháp tiền tệ mới: CSTT phi truyền thống. Từ đó, có thể hiểu CSTT phi truyền thống là chính sách Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trực tiếp nhắm tới chi phí và sự sẵn có của nguồn tài trợ bên ngoài dành cho ngân hàng, hộ gia đình và công ty phi tài chính. Các nguồn tài chính này có thể tồn tại dưới dạng thanh khoản của NHTW, khoản vay, trái phiếu hoặc cổ phiếu. Do chi phí tài trợ bên ngoài thường cao hơn lãi suất liên ngân hàng được tham chiếu bởi CSTT, biện pháp CSTT phi truyền thống được coi là nỗ lực để giảm bớt chênh lệch lợi suất giữa các loại hình tài trợ bên ngoài, do đó có thể ảnh hưởng đến giá tài sản và dòng chảy các quỹ trong nền kinh tế. Ngoài ra, do biện pháp CSTT phi truyền thống có xu hướng tác động tới điều kiện tài chính, việc thiết kế chúng cần phải tính đến kết cấu tài chính của nền kinh tế, đặc biệt là kết cấu dòng chảy của quỹ (Smaghi, 2009). 2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Số 191- Tháng 4. 2018 59 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Hình 2. Diễn biến lãi suất mục tiêu tại Anh Nguồn: BOE (2017) 2.1. Bối cảnh thực thi chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh Cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ bong bóng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 và sự sụp đổ Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers năm 2008 đã gây ra những xáo trộn nghiêm trọng đối với kinh tế Anh. Theo đó, lạm phát hàng năm của Anh liên tục vượt mục tiêu 2%, có những thời điểm lên tới 4,5- 5% như năm 2008. Mức lạm phát cao như vậy có thể coi là hệ quả của một loạt cú sốc tăng giá (giá năng lượng, giá hàng hóa phi nhiên liệu, thuế VAT) và sự mất giá khá mạnh của GBP trong giai đoạn 2007-2008. Tăng trưởng sản lượng của Anh cũng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó và so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2007-2008 hầu như không cải thiện so với các năm trước, dao động trong khoảng 5- 6%. Đáng 60 Số 191- Tháng 4. 2018 chú ý, năng lực cung ứng của nền kinh tế Anh cũng cho thấy nhiều bất ổn khi đường biểu diễn năng suất lao động bất ngờ sụt giảm vào thời điểm đầu năm 2008. Để giúp nền kinh tế sớm thoát khỏi đình trệ, tháng 3/2009, Ủy ban CSTT (MPC) trực thuộc BOE tuyên bố giảm sâu lãi suất cơ bản từ 5% (2008) xuống còn 0,5% (ngưỡng sàn hiệu quả1), đồng thời phát động chương trình mua tài sản (Asset Purchase Facility, APF). MPC tin rằng động thái trên có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát cân bằng ở mức 2% trong trung hạn. Chính sách mua tài sản mà chủ yếu là “gilt” (trái phiếu chính phủ Anh- TPCP) sử dụng ngân sách của BOE nhằm mục tiêu hỗ trợ cung tiền cho nền kinh tế, qua đó kích cầu giúp Anh đạt được mục tiêu lạm phát trung hạn. Việc giảm lãi suất sâu hơn có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh lời của Hiệp hội nhà ở, theo đó các điều kiện tín dụng sẽ bị thắt chặt chứ không còn đượ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu Phạm Đức Anh Trần Thị Thúy An Ngày nhận: 02/04/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/04/2018 Cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ bong bóng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 đã gây ra nhiều xáo trộn nghiêm trọng đối với kinh tế Anh: Lạm phát hàng năm liên tục vượt mục tiêu 2%, tăng trưởng sản lượng giảm mạnh so với giai đoạn trước, tỷ lệ thất nghiệp không có dấu hiệu cải thiện, năng suất lao động sụt giảm... Nhằm giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn trên, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã triển khai một loạt biện pháp chính sách tiền tệ (CSTT) phi truyền thống gồm: (1) Tăng cường hỗ trợ thanh khoản; (2) Chương trình mua tài sản (APF); (3) Đề án tài trợ để cho vay (FLS); (4) Định hướng mục tiêu. Thông qua phân tích quá trình triển khai loạt biện pháp đặc biệt trên cũng như đánh giá hiệu quả mà chúng đem lại, bài viết chỉ ra một số bài học quan trọng dành cho Ngân hàng Trung ương (NHTW) trong việc điều hành CSTT phi truyền thống nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính thực sự có hiệu quả. Từ khóa: chính sách tiền tệ phi truyền thống; ngân hàng trung ương; nới lỏng định lượng; khủng hoảng tài chính 1. Sự cần thiết thực hiện chính sách tiền tệ phi truyền thống © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X hông thường, NHTW có thể điều hành CSTT theo hướng giảm dần lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi lãi suất chính sách tiệm cận về 58 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 mức 0%, khó khăn của CSTT truyền thống bắt đầu xuất hiện, đó là lãi suất danh nghĩa không thể mang giá trị âm. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và lãi suất chính sách đã tiệm cận 0%, kết quả của động thái giảm phát sẽ khiến lãi suất thực tăng, tạo áp lực giảm sản lượng, theo đó tỷ lệ lạm phát suy giảm. Kết quả là, cả sản lượng và lạm phát đều giảm mạnh. Mặt khác, theo lập luận của Chu Khánh Lân (2017), việc NHTW điều chỉnh giảm lãi suất mục tiêu về tiệm cận mức 0% để thúc đẩy hoạt động kinh tế cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức khác như: (i) Khủng hoảng có thể khiến chất lượng bảng cân đối tài sản của tổ chức tài chính suy giảm, từ đó làm gián đoạn hoạt động cấp tín dụng của tổ chức này (kể cả khi NHTW nới lỏng tiền tệ); (ii) Trong điều kiện nền kinh tế ẩn chứa nhiều rủi ro, các mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán có xu Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Hình 1. Diễn biến kinh tế vĩ mô của Anh và một số nền kinh tế (a) Tăng trưởng kinh tế (b) Lạm phát (c) Tỷ lệ thất nghiệp (d) Chỉ số giá chứng khoán Nguồn: OECD 2017 hướng tăng do nhà đầu tư yêu cầu phần bù rủi ro cao hơn, vượt quá mức giảm do NHTW thực hiện; (iii) Lãi suất mục tiêu bị giới hạn bởi ngưỡng 0% và NHTW không thể giảm lãi suất hơn nữa để kích thích tổng cầu. Khi biện pháp nới lỏng tiền tệ mất tác dụng trong việc kích thích tổng cầu và lạm phát không tăng trở lại, NHTW buộc phải tìm đến các biện pháp tiền tệ mới: CSTT phi truyền thống. Từ đó, có thể hiểu CSTT phi truyền thống là chính sách Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng trực tiếp nhắm tới chi phí và sự sẵn có của nguồn tài trợ bên ngoài dành cho ngân hàng, hộ gia đình và công ty phi tài chính. Các nguồn tài chính này có thể tồn tại dưới dạng thanh khoản của NHTW, khoản vay, trái phiếu hoặc cổ phiếu. Do chi phí tài trợ bên ngoài thường cao hơn lãi suất liên ngân hàng được tham chiếu bởi CSTT, biện pháp CSTT phi truyền thống được coi là nỗ lực để giảm bớt chênh lệch lợi suất giữa các loại hình tài trợ bên ngoài, do đó có thể ảnh hưởng đến giá tài sản và dòng chảy các quỹ trong nền kinh tế. Ngoài ra, do biện pháp CSTT phi truyền thống có xu hướng tác động tới điều kiện tài chính, việc thiết kế chúng cần phải tính đến kết cấu tài chính của nền kinh tế, đặc biệt là kết cấu dòng chảy của quỹ (Smaghi, 2009). 2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Số 191- Tháng 4. 2018 59 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Hình 2. Diễn biến lãi suất mục tiêu tại Anh Nguồn: BOE (2017) 2.1. Bối cảnh thực thi chính sách tiền tệ phi truyền thống tại Anh Cuộc khủng hoảng tài chính khởi nguồn từ bong bóng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 và sự sụp đổ Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers năm 2008 đã gây ra những xáo trộn nghiêm trọng đối với kinh tế Anh. Theo đó, lạm phát hàng năm của Anh liên tục vượt mục tiêu 2%, có những thời điểm lên tới 4,5- 5% như năm 2008. Mức lạm phát cao như vậy có thể coi là hệ quả của một loạt cú sốc tăng giá (giá năng lượng, giá hàng hóa phi nhiên liệu, thuế VAT) và sự mất giá khá mạnh của GBP trong giai đoạn 2007-2008. Tăng trưởng sản lượng của Anh cũng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó và so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2007-2008 hầu như không cải thiện so với các năm trước, dao động trong khoảng 5- 6%. Đáng 60 Số 191- Tháng 4. 2018 chú ý, năng lực cung ứng của nền kinh tế Anh cũng cho thấy nhiều bất ổn khi đường biểu diễn năng suất lao động bất ngờ sụt giảm vào thời điểm đầu năm 2008. Để giúp nền kinh tế sớm thoát khỏi đình trệ, tháng 3/2009, Ủy ban CSTT (MPC) trực thuộc BOE tuyên bố giảm sâu lãi suất cơ bản từ 5% (2008) xuống còn 0,5% (ngưỡng sàn hiệu quả1), đồng thời phát động chương trình mua tài sản (Asset Purchase Facility, APF). MPC tin rằng động thái trên có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát cân bằng ở mức 2% trong trung hạn. Chính sách mua tài sản mà chủ yếu là “gilt” (trái phiếu chính phủ Anh- TPCP) sử dụng ngân sách của BOE nhằm mục tiêu hỗ trợ cung tiền cho nền kinh tế, qua đó kích cầu giúp Anh đạt được mục tiêu lạm phát trung hạn. Việc giảm lãi suất sâu hơn có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh lời của Hiệp hội nhà ở, theo đó các điều kiện tín dụng sẽ bị thắt chặt chứ không còn đượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách tiền tệ phi truyền thống Khủng hoảng tài chính toàn cầu Ngân hàng Trung ương Anh Nới lỏng định lượng Tăng cường hỗ trợ thanh khoảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008
23 trang 129 0 0 -
Tiểu luận: Quản trị rủi ro trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009
30 trang 28 0 0 -
Đói nghèo ở Việt Nam trong ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
12 trang 27 0 0 -
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán
8 trang 26 0 0 -
Tiểu luận: Khủng hoảng tài chính và Quản trị rủi ro
32 trang 22 0 0 -
Bài giảng Tài chính quốc tế: Bài 8 - Lê Thị Hồng Minh
17 trang 21 0 0 -
Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu lên thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam
7 trang 20 0 0 -
Biến động của thị trường tài chính thế giới và những tác động đến thị trường tài chính Việt Nam
4 trang 19 0 0 -
0 trang 18 0 0
-
Khủng hoảng tài chính toàn cầu - một giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam
7 trang 18 0 0